Earable Vietnam

Earable Vietnam

Outsource
1-10
49-51 Street 30B, Tran Nao, Binh An Ward, District 2 District 2 Ho Chi Minh
2.7
198 reviews
Viết Review công ty Earable Vietnam

https://web.cs.dartmouth.edu/news/2023/10/computer-science-welcomes-new-faculty-members Nghe đồn sau Tết tây là qua Mỹ dạy college rồi. Không biết công ty deep tech mafia VN còn sống không?

TUỔI TRẺ, HÃY DẤN THÂN HẾT MÌNH Rồi một ngày định mệnh sẽ khe khẽ gõ cửa và kéo bạn đi đến những vùng đất mới với những trải nghiệm thú vị pha lẫn phiêu lưu chưa từng thấy trên hành trình riêng của cuộc đời mình. Thời trước khi lập công ty Earable Neuroscience, tính cả khi ở Việt Nam và Úc, mình cũng đã làm việc cho 6 người sếp, 4 nam 2 nữ (hai sếp Việt Nam, một sếp Việt Nam đi du học nước ngoài về, một sếp người Úc, một sếp Hàn Quốc, và một sếp Trung Quốc), từ việc chân tay đến văn phòng, từ làm nhân viên đến quản lý. Một điều mình tự hào là tất cả những người sếp của mình đều là những người rất giỏi, kiên cường, có tinh thần làm việc và cống hiến mạnh mẽ. Họ đều là những nhà lãnh đạo có tâm, có tầm và là người xứng đáng để người khác học hỏi. Người ta nói tuổi thanh xuân là đẹp nhất. Còn mình thấy tuổi thanh xuân là một đóng bùi nhùi khi bản thân chưa biết hướng đi, chưa biết mình là ai, chưa biết công cụ nào mình cần và chưa có được những công cụ cần thiết, mà còn p hải loay hoay với cái "tôi bị bắt là" và "tôi muốn là". Thấy trong 10 sinh viên thì có hơn 8 em nói sau này sẽ làm việc này việc kia, trở thành ông này bà nọ, rồi mở công ty kiểu lớn kiểu nhỏ... Trong khi trong thực tế - vẫn còn đang sử dụng từng đồng tiền trợ cấp của cha mẹ, học hành phải nhắc nhở từng chút, chỉ lo ăn với học thôi mà thi cử còn chưa qua nổi, nợ môn chồng chất. Thất bại chút thì buồn phiền than vãn đổ lỗi. Các em như vậy một phần là do văn hóa Việt Nam, cha mẹ bảo bọc, úm con kỹ quá cho đến khi con ra đời gặp nhiều bỡ ngỡ với cuộc sống và nhận thức về bản thân, tưởng rằng mọi việc dễ dàng như khi đi học, tưởng mình là số một và ai cũng phải chiều chuộng mình như cha mẹ. Việc đẩy con ra đời sớm và cho con tự mình lựa chọn cách sống theo chúng muốn đó chính là đang trao cho con cơ hội trải nghiệm, trưởng thành và khẳng định chính mình. Đó chính là món quà lớn nhất ba mẹ có thể cho con cái vì ta đâu thể lúc nào cũng đi theo mà lo cho con. Mình cũng thấy nhiều bạn trẻ mới ra đời chưa đi làm ở đâu mà vội vàng mở doanh nghiệp làm chủ. Nếu có chút thành công ban đầu thì sinh kiêu căng tự phụ và biến chất không còn coi ai ra gì. Cho đến khi thất bại thì quay lại thấy những người từng thân thiết đã bỏ đi gần hết rồi. Mà đi làm công lại thì khó vì quá trình kia đã dung dưỡng cho họ cái tôi cao ngạo quá rồi khó hòa nhập trong một tập thể. Có những người loay hoay nói muốn khởi nghiệp, hai ba năm trời rồi vẫn ngồi đó nói, chân bước chập chững chẳng đi được bao xa, một số quanh quẩn đi làm công, một số đổ lỗi cho hoàn cảnh vì chưa gặp thời. Thật ra vấn đề không phải làm công hay làm chủ mà là phải hiểu bản thân mình muốn gì. Mình có đang làm một công việc mình thấy thích, mình có đóng góp được cho xã hội hay không và trong môi trường làm công đó mình có được đối đãi tốt hay không. Nếu muốn một cuộc sống hài hòa thì chọn một công việc và một môi trường làm việc tốt là đủ, để còn dành thời gian cho những điều khác mà mình quan tâm hơn trong cuộc sống. Chỉ nên khởi nghiệp khi có khao khát, có tham vọng đủ lớn, hoặc khi thời vận không cho phép, nên dù muốn làm công nhưng không có đủ may mắn tìm được môi trường đãi ngộ tốt hay người sếp không tạo được điều kiện cho mình phát huy tối đa năng lực. Từ điểm A (điểm ta đang đứng) phải DO (làm) thì mới đi đến được điểm B (HAVE, có cái ta muốn). Nhưng trên đường đi dù muốn hay không thì điểm A cũng cùng lúc đi đến điểm C (BE, trở thành một người nào đó). Tức dù muốn hay không trên đường ta đi đến đạt điều mong muốn thì ta cũng sẽ "biến chất" và trở thành ai đó. Từ "biến chất" hay được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Nhưng thực sự thì ai mà không đang dần bị biến chất: thay đổi về cơ thể, về suy nghĩ, năng lực, kinh nghiệm và về cả những người ta tiếp xúc hay làm việc. Nên mỗi người đều bị biến chất mỗi ngày, theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, do ta chủ động (định hướng sự thay đổi của bản thân) hay bị động (do hoàn cảnh đưa đẩy mà thay đổi). Nói theo tư tưởng phương Đông, điểm B chính là "thành công" và điểm C là "thành nhân". Phương Đông ta có câu: "Không thành công thì cũng thành nhân". Vậy nên quan điểm này đối với người phương Đông đã có từ lâu đời rồi, chú trọng việc phát triển nhân cách, năng lực đạo đức trước rồi thành công sẽ từ từ đi theo, đó chính là tạo dựng uy tín. Thành nhân rồi sẽ thành công. Mà thành công sớm quá khó mà thành nhân. Thời trẻ ai mà không có những nông nỗi, sai lầm, nhưng phải phạm sai lầm thì mới biết ta đang ở đâu và cần sửa điều gì. Đừng sợ người khác đánh giá. Người nông cạn là người vẫn mãi giữ một cách nhìn hay đánh giá tiêu cực/tích cực về một người dẫu đã không gặp người đó sau một khoảng thời gian. Còn người kém hiệu quả là người không biết sai và không biết sửa. Con đường đi đến ước mơ chẳng có con đường tắt, mắt nhìn lên trời nhưng đôi chân phải đi từng bước trên mặt đất. Đường thành công không dành cho kẻ tự phụ. Đường thành công không dành cho kẻ lười biếng. Đường thành công không dành cho kẻ thiếu kiên nhẫn. Bởi vì con đường đó rất gian lao vất vả, những người như vậy chắc chắn không thể bước chân lên nổi.

CÁI GIÁ CỦA SỰ TRƯỞNG THÀNH Trong một buổi diễn thuyết của mình, Jack Ma từng nói: "Khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp, bạn sẽ nhận ra rằng người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là những người xa lạ. Bạn bè sẽ là những người dè chừng bạn, thậm chí bạn thân sẽ xa cách bạn và người vứt bỏ bạn trước tiên chính là bạn nhậu. Còn người khinh thường bạn nhất có khi lại là bạn học và người thân…" Cho tới một ngày bạn phát đạt, mỗi khi dùng tiền mời người khác ăn cơm, bạn bất chợt nhận ra rằng bàn tiệc ấy lại toàn những người chẳng mấy thân thiết, còn tri kỷ của bạn chẳng biết giờ đang ở nơi đâu... trải qua những ngày làm việc mệt mỏi, đi qua những buổi tiệc thâu đêm, sau tất cả, chúng ta sẽ nhận ra bản thân vẫn là những người cô đơn trong cuộc đời này. Cảm giác cô đơn nhất, liệu có phải là khi ta bước đi một mình trong đêm trên con phố vắng người, xung quanh chỉ có ánh đèn đường hiu hắt; hay là khi ta trải qua những ngày lễ một mình, chẳng có lấy một lời hỏi thăm hay một tin nhắn chúc mừng. Kỳ thực, trên cuộc đời này chẳng có mấy ai thực sự quan tâm chúng ta, nên muốn sống cho tốt, ta nên học cách đối đãi tử tế với bản thân mình trước. Hớt hải chạy một mình trên con đường đông đúc, hay thản nhiên rơi lệ nơi hè phố vốn là điều không nên. Khi tâm tình không tốt, nếu không thể tìm được tri kỷ tâm sự, hãy giãi bày tâm sự trên trang giấy, chứ đừng nên phơi bày ruột gan trước mặt bàn dân thiên hạ. Bởi suy cho cùng, trên thế giới này, người có thể chân thành cảm thông với bạn vốn dĩ không nhiều. Vì vậy, đừng vội vàng để những người không mấy thân quen nhìn thấu cảm xúc của bạn... nên nhất định phải học cách trân trọng bản thân! Trưởng thành, cũng là khi ta học được cách "thương mình sau những năm tháng thương người". Sống trong cuộc sống, hãy học cách xem hư danh như phù du và coi trọng tôn nghiêm như vàng bạc. Làm một người có xuất thân bình thường, sẽ có lúc bạn cúi đầu chịu yếu thế, nhưng tuyệt đối không được lựa chọn việc quỳ gối, khom lưng. Sống trong cuộc sống, nhất định phải sống là chính mình một cách chân thật nhất, đừng mãi phí hoài thời gian để lấy lòng người khác, càng không nên tự biến mình trở thành bản sao. Bạn là chính bạn mà thôi, bản ngã của bạn là duy nhất chứ không phải mô phỏng của ai đó. Sống trong cuộc sống, phải học được cách tỉnh táo mà làm việc, nhưng mơ hồ mà làm người. Bởi lẽ, có nhiều chuyện không thấy rõ thì sẽ có cảm giác rối rắm, nhưng nhìn thấu lại càng khiến bạn đau lòng. Nhân sinh như một bụi rậm, bề ngoài giống như để ta làm chủ, nhưng thực chất lại bị vô số những yếu tố khác điều khiển. Hơn nữa, con người ai rồi cũng sẽ thay đổi, sự việc nào rồi cũng có ngày biến hóa, nếu đã không để thao túng, hãy lựa chọn tùy duyên, đừng bới móc, cũng đừng tọc mạch. Nên khắc cốt ghi tâm thứ gọi là "triết lý viên kẹo". Chuyện kể rằng, mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo, bạn làm điều đó một cách thường xuyên và vui vẻ, đứa trẻ ấy cũng rất yêu bạn. Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo "hết kẹo rồi". Những ngày sau đó, bạn thấy đứa trẻ đối với bạn ngày một thay đổi. Nó coi bạn là kẻ keo kiệt, xấu xa, thậm chí đi khắp nơi để nói xấu bạn. "Triết lý viên kẹo" dạy cho chúng ta một điều rằng, khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ không coi đó là món quà, họ mặc định đó là trách nhiệm của bạn. Tới khi bạn không cho họ thứ đó nữa, họ có thể dễ dàng trở mặt với bạn. Vậy nên, đừng quá thiện lương, đừng quá hào phóng, cũng đừng tỏ ra quá tài giỏi. Bởi có rất nhiều người sẽ cho rằng những điều bạn cố gắng làm, tình nguyện làm cho họ lại là những thứ bạn – nghiễm – nhiên – phải – làm. Cho tới một ngày nào đó, nếu bạn không làm được những điều đó nữa, dù có khóc lóc, dù có thanh minh, dù có cảm thấy mệt mỏi, cũng sẽ chẳng có ai quan tâm, thậm chí họ còn đem lòng oán trách bạn. Trong mắt họ, những việc bạn làm trước đây điều là bạn tự nguyện. Vì bản chất của trưởng thành là cô đơn, nên hãy học cách thương mình, sau đó dành sự quan tâm cho những người thân của bạn. Suy cho cùng, trưởng thành là biết tận dụng đúng lòng tốt của mình chứ không phải phân phát lòng tốt vô tội vạ...

Phương châm của cty là làm việc hết sức của bạn chính là reward cho chúng tôi. Bắt nhân viên làm ngoài giờ, làm T7 chủ nhật nhưng không trả OT. Lúc nào cũng oang oang công ty thành công thì chúng ta sẽ có reward với chả triệu phú, nhưng đến cuối năm thì kiếm cớ layoff một loạt để không phải lương tháng 13. Ai còn đang tơ tưởng sẽ được cty đối xử tử tế thì xin vỡ mộng giùm.

https://web.cs.dartmouth.edu/news/2023/10/computer-science-welcomes-new-faculty-members Nghe đồn sau Tết tây là qua Mỹ dạy college rồi. Không biết công ty deep tech mafia VN còn sống không?

Bớt nói nhảm lại đi các bố.

Dù có làm việc ở đâu, thì bạn hãy nhớ những nguyên tắc quan trọng này: - Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười. - Nguyên tắc 2: Vào một công ty làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền. Trước tiên, hãy học sao cho mình đáng tiền. - Nguyên tắc 3: Không có nghề nào là dễ kiếm tiền cả. - Nguyên tắc 4: Công việc, không có nơi nào thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường. - Nguyên tắc 5: . Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức. . Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm. . Không kiếm được kinh nghiệm, thì được trải nghiệm. . Khi kiếm được tất cả những thứ ở trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền. - Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp. - Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một, đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, mà lại làm quá ít. Hãy luôn nhớ là làm việc bằng cái tâm. Cô bỗng hiểu ra, không có ai vừa sinh ra đã có thể đảm nhiệm được những công việc quan trọng, mà bất cứ ai cũng đều bắt đầu từ những việc giản đơn, bình thường nhất. Hôm nay, bạn dán lên mình một cái mác thế nào, có lẽ sẽ quyết định liệu ngày mai bạn có giữ được vai trò quan trọng hay không. Mức độ để tâm, lo lắng cho công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc. Bất kỳ một công ty nào cũng đều rất cần những nhân viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động trong công việc. Những nhân viên xuất sắc không bao giờ là người bị động, đợi người khác sắp xếp công việc cho mình. Họ luôn là người chủ động tìm hiểu việc mình nên làm, rồi dốc hết sức để hoàn thành tốt công việc ấy.

10 kiểu nhân viên không bao giờ nhận được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng: 1. Người muốn nghỉ cả thứ Bảy và Chủ nhật. 2. Người muốn đi làm lúc 9 giờ sáng và tan làm lúc 5 giờ chiều. 3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản. 4. Người không có chí tiến thủ. 5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian. 6. Người làm việc gì cũng chậm chạp. 7. Người không có nhân phẩm. 8. Người không có trách nhiệm. 9. Người không tin vào giá trị sản phẩm của mình. 10. Người luôn trách móc công ty.

Học lớp 9 vẫn có thể làm chủ công ty thu 100 tỷ đồng Giờ nghĩ lại những gì mình đã trải qua, tôi biết ơn vì không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm những điều đó. Chúng ta phải vượt qua nỗi sợ hãi vô hình. Nhất là những người tỉnh lẻ không có sẵn một nền tảng tốt. Nhưng bù lại, chúng ta lại được trải nghiệm những thứ mà người có nền tảng tốt sẽ không hiểu được. Tôi xuất thân trong một gia đình bần nông, học hết lớp 9, nhưng chưa thi lên cấp 3 vì khi đó bố mẹ tôi ly thân, kéo theo tôi cũng phải nghỉ học. Tôi đã phải bươn trải cuộc sống từ năm 14 tuổi. Những việc đầu tiên tôi làm là rửa bát, phụ hồ, rửa xe, cửu vạn, bán hàng điện nước, rồi học tiếng Trung, làm nhân viên xuất nhập khẩu, phiên dịch... Năm nay 30 tuổi, sau hơn mười 16 năm, giờ tôi cũng đã là chủ một doanh nghiệp. Doanh thu hàng năm trên dưới 100 tỷ. Giờ nghĩ lại những gì mình đã trải qua, cảm giác vẫn rất bồi hồi, khó diễn tả. Và tôi biết ơn vì những trải nghiệm đó. Không phải ai cũng có cơ hộ i được trải nghiệm những điều đó. Mỗi khi khó khăn và vượt qua được thật phấn khích và vui sướng vô cùng. Đó chính là phần thưởng. Không phải vì kiếm được nhiều tiền. Đơn giản vì vượt qua chính mình.

Tôi hài lòng với lương 5 triệu đồng Đam mê không phải là đích đến cuối cùng, không nhất thiết cứ phải tìm kiếm bằng được đam mê để sống chết với nó. Sao bạn cứ phải cố tìm kiếm cái đam mê mà sống chết vì nó? Như tôi hằng ngày vẫn đi làm, có thu nhập, lo cho bản thân, tiết kiệm, phụ giúp gia đình, rảnh thì nấu nướng, tụ tập anh em nói chuyện... Cuộc sống này quá đơn giản, có gì đâu mà phức tạp lên như vậy? Đâu nhất thiết cứ phải có đam mê, sống chết với nó thì mới là đáng sống? Trước giờ tôi không có đam mê gì cháy bỏng, chỉ cố gắng làm tốt công việc của mình, sao tôi vẫn vui vẻ như thường? Bạn đừng quá quan trọng hoá vấn đề như vậy, tự hài lòng với những gì mình đang có, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn. Con người sẽ tự thích ứng với cuộc sống. Lương tôi hơn 5 triệu đồng/ tháng, tôi nghèo nhưng thấy vui vì những gì làm được, tiêu những đồng tiền ít ỏi tôi kiếm được. Có công việc, có thu nhập tốt, thì hãy biết bằng lòng với những gì mình đang có, tìm niềm vui trong cuộc sống. Ngoài kia còn nhiều mảnh đời bất hạnh, khó khăn lắm. Hãy đặt mục tiêu cho mình và phấn đấu để đạt được. Đừng sống vì người ta, nhìn thấy người khác kiếm được nhiều hơn mà cho rằng mình kém cỏi. Chẳng qua vì bạn nhiều tiền quá, rảnh rỗi quá, không phải lo toan cuộc sống thôi. Cứ tập trung công việc hiện tại, còn không thích thì xin chuyển. Đam mê công việc, hay đam mê một thứ gì đó, không phải là đích cuối cùng. Còn nhiều việc phải làm có khi lao đầu vào làm để nuôi đam mê. Như tôi, chẳng có đám mê gì, nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền, nên dù không thích tiền tôi vẫn phải "đam mê" kiếm tiền. "Không đam mê một cái gì cả" cũng là một loại đam mê đấy. Bạn đã từng nghe về "một thứ âm thanh... không âm thanh" (hay tiếng vỗ của chỉ một bàn tay duy nhất) chưa? Vấn đề bạn làm gì, lựa chọn thế nào không quan trọng. Quan trọng là bạn có toàn tâm toàn ý với thái độ và hành vi của bạn ở hiện tại (ngay đây và bây giờ) hay không mà thôi. Nếu bạn toàn tâm toàn ý với giây phút hiện tại, thì mọi giây phút đều đáng giá và chẳng có gì để hối tiếc, mặc kệ kết quả là gì đi nữa, và bất cứ lựa chọn hay hành động nào mà bạn toàn tâm toàn ý với nó đều là đúng và đáng giá cả (dù là đúng hay sai không quan trọng). Và cuối cùng, điều quan trọng trong cuộc sống không phải là bạn thắng (đạt được gì?) hay thua (mất cái gì?) mà là bạn học được cái gì từ những thứ đang diễn ra - một hành động cho dù sai mà bạn toàn tâm toàn ý học với nó để cảm nhận và học ra bài học cuộc sống truyền tải từ nó còn tốt gấp vạn lần một hành động có vẻ là đúng nhưng bạn không học được gì cả.