Earable Vietnam
Mình xin ít review về vị trí java , android mà công ty đang tuyển . Môi trường có học hỏi và khả năng thăng tiến không ah
Tầm nhìn ngắn hạn của những người ham nhảy việc Thế hệ tôi, những người thành công đều có thời gian gắn bó với doanh nghiệp trên 5 năm, còn ai hay nhảy việc khó phát triển. Một công ty lớn bỏ tiền bạc và thời gian đào tạo nhân viên mới, có trả lương, có chế độ đàng hoàng, thì đương nhiên người ta sẽ có quyền kén chọn những người tốt nhất theo tiêu chí riêng của họ. Bạn có đến trường học rồi bảo "do em mất thời gian đi học rồi, nên các thầy phải trả tiền công cho thời gian, công sức mà em đi lên giảng đường để học" không? Hay là bạn phải trả tiền để xin được học kiến thức từ thầy cô? Những bạn sinh viên mới ra trường hầu hết đều không có đủ kiến thức thực tế để vào việc ngay, mà phải qua đào tạo thực tế. Doanh nghiệp vừa phải trả mức lương tối thiểu vùng, vừa phải cắt cử nhân sự có kinh nghiệm đào tạo cho các bạn. Trong khi đó, các bạn vừa được học, vừa có lương, vậy việc họ muốn chọn những học viên có đầu óc, có tìm hiểu về công việc, môi trường làm và có tính kiên trì, không "đứng núi này trông núi nọ", cũng là việc dễ hiểu. Tôi ra trường cách đây 10 năm, chúng tôi có một nhóm các bạn rất thành công, giờ đã là quản lý, chính khách, giảng viên... Chúng tôi biết nhau khi làm chung một công ty, khi đó mới ra trường, phải làm không lương 10 tiếng mỗi ngày, nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận và trân trọng vì doanh nghiệp cho mình những kinh nghiệm mà ở trường lớp không thể học được. Các bạn trẻ phải hiểu, cái gì là ngắn hạn và dài hạn? Nếu chỉ nhìn ngắn hạn (đòi lương, thưởng cao ngay lập tức) mà trách móc doanh nghiệp bóc lột, thì các bạn sẽ quên mất việc học và trau dồi kỹ năng cho dài hạn. "Không có mợ chợ vẫn đông", ai đi làm nhiều năm đều hiểu câu này. Các bạn trẻ nếu tìm hiểu kỹ một chút sẽ nhận ra: các anh, chị quản lý cấp cao thành công của các doanh nghiệp hiện tại đều gắn bó ít nhất trên 5 năm. Những người nhảy việc nhiều của thế hệ của các anh, chị ấy bây giờ nhiều lúc về quê hoặc vẫn chỉ an phận làm vị trí cấp thấp, chưa được lên vị trí quản lý để thuê, đào tạo và quản lý nhân sự. Vì vậy, các quản lý hiện tại rất kỵ những người nhảy việc như cơm bữa. Những cái khó khăn khi thiếu người sẽ qua nhanh thôi. Nhưng việc nhảy việc liên tục sẽ cho thấy bạn là người hời hợt, không tìm hiểu kỹ càng công việc, công ty bạn nộp CV và định hướng của bạn, cũng là cho thấy bạn không phải là người kiên trì, thiếu tôn trọng thời gian của bản thân và người khác (những người bỏ tiền cho công ty HR, đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn, đào tạo...). Có thể thế hệ Gen Z ngày nay coi việc nghỉ việc là chuyện bình thường, không nghiêm trọng như trước đây. Các bạn vẫn có thể ở trọ, chạy xe ôm công nghệ, về nhà ăn cơm ba mẹ, không khó khăn để mưu sinh như thế hệ trước. Nhưng nếu các bạn ảo tưởng mình nhảy việc liên tục để tìm công ty theo ý mình, để được lương cao, chế độ đại ngộ lớn, môi trường lý tưởng... thì sớm muộn gì cũng vỡ mộng mà thôi. Bởi những thế hệ trẻ sau các bạn sẽ càng ngày càng giỏi hơn rất nhiều, họ sẽ sớm bắt kịp và vượt mặt nếu bạn không sớm tìm cách thích nghi và vươn lên.
Công ty tôi không tuyển dụng những người quá giỏi Nhiều năm tuyển dụng nhân sự, tôi có một quy tắc: không tuyển người giỏi nhưng nhảy việc nhiều, vì người tài mà không có tâm cũng vô dụng. Công ty tôi là một trong những startup công nghệ hàng đầu Việt Nam. Giống như nhiều bạn trẻ khác, tôi cũng từng là một ứng viên thi tuyển vào đây, để rồi từng bước có được vị trí trong ban tuyển dụng nhân sự. Quan điểm tuyển người của chúng tôi, mới nghe có thể nhiều người sẽ thấy hơi vô lý, đó là "không tuyển những người quá giỏi". Trong những lần tuyển dụng, luôn có những ứng viên với hồ sơ rất xuất sắc vượt trội: bằng giỏi tại đại học có danh tiếng, ngoại ngữ thành thạo, có nhiều công trình nghiên cứu khi còn là sinh viên, có nhiều chứng chỉ quốc tế, trả lời phỏng vấn tốt... Nói chung là họ "không có điểm gì để chê". Nhưng, rất tiếc, chúng tôi lại không tuyển họ. Với một tập đoàn công nghệ lớn, chúng tôi quản lý những hệ thống công nghệ lớn nhất Việt Nam. Có rất nhiều công nghệ cao mà các bạn sẽ phải được đào tạo từ đầu. Có rất nhiều chuyên gia cao cấp mà bạn phải học hỏi. Nên với những bạn quá giỏi, hồ sơ quá tốt, họ chủ yếu vào tập đoàn chúng tôi làm việc khoảng một đến hai năm là sẽ xin được học bổng để du học quốc tế. Và cuối cùng, các bạn sẽ định cư luôn ở các nước như Singapore, Đức, Mỹ, Anh... Vậy là, tập đoàn chúng tôi sẽ chỉ như một nơi đào tạo các bạn miễn phí, là nơi làm đẹp hồ sơ cho các bạn. Thực tế, tôi đã chứng kiến rất nhiều bạn như vậy. Với một công ty công nghệ lớn, khi các bạn làm việc một, hai năm sẽ vừa đủ để các bạn trở nên thành thạo và bắt đầu giữ được một vị trí quan trọng trong tổ chức. Nhưng ngay khi đó, các bạn lại đi du học, nghĩa là tập đoàn sẽ không sử dụng được các nhân viên mà mình đào tạo. Tổn thất là hai năm đào tạo, xáo trộn nhân sự và việc tuyển dụng và đào tạo lại phải bắt đầu lại với các ứng viên mới. Do đó, một tiêu chí quan trọng của chúng tôi đó là đánh giá ứng viên xem họ có xu hướng ra đi sau một, hai năm hay không? Nếu có thì ứng viên đó sẽ bị loại sớm. Chúng tôi sẽ chọn các ứng viên thông minh, cần cù, chịu khó và có một số điểm dù chưa hoàn hảo, ngoại ngữ không quá giỏi, diễn thuyết không quá xuất sắc hoặc ngoại hình không quá đẹp, nhưng nỗ lực vươn lên và muốn cống hiến lâu dài. Khi mới ra trường, tôi có dịp làm việc trong môi trường công ty của Nhật Bản. Người Nhật họ thường đưa ra các tiêu chí để tìm các ứng viên phù hợp. Giả sử, họ có một dự án mà ba tháng sau triển khai, khi bạn tới ứng tuyển, nếu bạn đã rất giỏi công việc đó thì họ cũng sẽ không tuyển. Lý do là họ sẽ phải trả lương cao cho bạn trong ba tháng dự án chưa triển khai. Thay vào đó, họ sẽ chọn ứng viên biết tương đối công việc và đánh giá khả năng của họ trong ba tháng đào tạo xem có thể làm được công việc không? Nếu lựa chọn của họ đúng, công ty sẽ tiết kiệm được một khoản tiền nhất định trong khi nhân sự vẫn đáp ứng được công việc. Sau ba tháng đào tạo, nếu bạn không làm được việc, họ sẽ xin lỗi và cho bạn nghỉ việc. Một câu nói quen thuộc của họ sẽ là: "Bạn là người rất tuyệt vời, nhưng chúng tôi thành thật xin lỗi vì những sai sót của công ty trong khâu tuyển dụng đã làm bạn mất thời gian, công sức...". Như vậy, việc không tuyển những ứng viên quá xuất sắc, vượt quá yêu cầu là điều mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Cá nhân tôi thấy rằng: Thứ nhất, quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp là hợp tác hai bên cùng có lợi. Nên hai bên cần hành xử sao cho phù hợp. Hợp tác sẽ không tồn tại nếu chỉ một bên có lợi. Thứ hai, tùy thuộc vào từng công việc, nếu công việc mùa vụ thì hết dự án coi như hết hợp đồng, đường ai nấy đi. Nếu là công việc lâu dài, công ty sẽ không mong muốn tuyển các ứng viên làm việc thời gian ngắn rồi nhảy việc. Ví dụ như tập đoàn chúng tôi, mỗi bạn được tuyển vào sẽ có ít nhất sáu tháng ngồi đọc tài liệu, tham gia các khóa huấn luyện, cho làm thử một số việc nhỏ... Khi các bạn có thể làm được việc thì chúng tôi mới đưa vào các dự án. Bạn nào giỏi thì sau ba tháng sẽ bắt đầu làm được việc chính thức, sau một năm sẽ thành thạo. Bạn nào bình thường thì sáu tháng mới làm được việc, hai năm mới thành thạo. Thứ ba, với các bạn có ý định không gắn bó lâu dài, chúng tôi sẽ loại ngay từ vòng duyệt hồ sơ (dựa vào lịch sử nhảy việc trong quá khứ). Khi phỏng vấn, bạn nào có khả năng sẽ nhảy việc hay đi du học trong một, hai năm cũng sẽ bị chúng tôi cân nhắc loại. Trong trường hợp đã nhận các bạn vào làm việc, chúng tôi sẽ cố gắng để đào tạo nhân viên để trở nên giỏi nhất có thể. Chúng tôi cũng sẽ nói chuyện về đạo đức nghề nghiệp để các bạn hiểu sống phải có trước, có sau. Khi mình cần việc làm thì tập đoàn tuyển dụng, bỏ tiền trả lương, bỏ công sức đào tạo các bạn, thì các bạn cũng cần cống hiến, trả lại cho tập đoàn những chi phí đã bỏ ra. Trước khi ra đi, các bạn cũng nên báo trước, đào tạo thế hệ kế cận, bàn giao công việc cho người tiếp quản công việc của mình. Trong trường hợp có những cơ hội tốt hơn, các bạn cũng nên chia sẻ với quản lý đơn vị, chúng tôi sẽ phân tích điểm tốt, điểm xấu cho quyết định của các bạn. Đương nhiên là người tuyển dụng luôn mong muốn các bạn ở lại làm việc, nhưng nếu không thể giữ được, chúng tôi cũng sẽ để các bạn ra đi một cách vui vẻ và đàng hoàng. Quan điểm của tôi là người có tài nhưng không có tâm thì cũng vô dụng. Dù chúng ta ở vai doanh nghiệp hay người lao động, thì cũng không nên chỉ biết nghĩ cho mình mà xem nhẹ lợi ích của đối tác. Theo cá nhân tôi, các bạn trẻ không nên nhảy việc quá nhiều vì nó thể hiện rằng bạn chưa tìm hiểu kỹ về công ty mình ứng tuyển, thiếu sự chín chắn trong các quyết định, thiếu sự kiên trì theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra, thiếu tính kỷ luật và thiếu sự chuyên nghiệp trong từng hành động, và thậm chí là hơi "thiếu đạo đức" (nếu nhảy việc đã nằm trong kế hoạch ngay từ ban đầu của các bạn trước khi ứng tuyển).
Những người trẻ ảo tưởng 'nhảy việc vì cần trải nghiệm nhiều' Nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ cố lấy các lý do nhảy việc để làm bình phong cho sự ích kỷ, tự do và cái tôi quá lớn của mình. Hãy đổi góc nhìn Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hay nhảy việc, hãy đặt mình vào vị trí làm giám đốc. Khi đó bạn nghĩ gì về việc tuyển dụng nhân sự mới của bạn? Tuy mỗi người có hoàn cảnh khác nhau nhưng sự tưởng tượng của mỗi người về vấn đề này cũng chỉ có một vài mẫu số chung. Khi tưởng tượng đừng tự lừa dối mình hay trốn tránh sự thật, kiểu như "tôi thà không làm sếp" hay "tôi sẽ chịu thiệt"... Hãy trung thực, chẳng ai chịu cái thiệt về mình. Còn riêng về các giám đốc, họ thường cũng từng là nhân viên rồi nên không cần tưởng tượng. Hãy công bằng Dù là thế hệ 8X, 9X, Gen Z hay thế hệ nào đi nữa, cũng sẽ đồng ý với nhau một từ "công bằng". Vậy công ty công bằng với bạn thì bạn cũng phải công bằng với công ty. Bạn được học việc, nhận sự đào tạo, thì cũng phải trả tiền cho công ty xứng với kiến thức bạn nhận được. Khi đó, bạn thích nghỉ lúc nào thì nghỉ, vì coi như đây là lớp học, bạn đã trả một số tiền rất lớn để học. Tiền học bao gồm: tiền thời gian nhân viên làm chậm trễ tiến độ, họ phải làm thêm giờ cho kịp deadline để có thời gian trích ra chỉ việc cho bạn (nên nhớ họ cũng có việc riêng, gia đình bạn bè, họ không muốn làm thêm giờ chút nào cũng như bạn vậy). Đừng ai nghĩ chút thời gian này không đáng kể, có người khi làm cần sự tập trung và tạo thành dòng chảy, dòng chảy bị ngắt rất khó hoặc rất lâu mới trở lại như cũ. Ngoài ra, còn tiền máy móc, chỗ ngồi, văn phòng, điện, nước, điều hòa... Bạn muốn được trả lương cao, vậy bạn đã và sẽ làm được gì cho công ty? Trình độ nhập môn, sản lượng ít thì đương nhiên lương sẽ thấp. Bạn muốn lương tăng thì hãy đem lại giá trị tăng theo. Trình độ quan trọng nhưng kết quả mới là quan trọng nhất. Bạn muốn học việc mà không trả học phí cho công ty, còn đòi được trả lương học việc chỉ với sản lượng ít ỏi mấy tháng đầu? Thậm chí nếu công việc đặc thù thì công ty đó còn đang đào tạo nhân viên cho đối thủ cạnh tranh của chính mình? Vậy bạn trả gì cho công ty để công bằng cho mất mát và nguy cơ của họ? Đó là cam kết làm việc lâu dài, sáu tháng đến một năm hoặc hơn (tùy công ty và tính chất công việc). Xin hãy công bằng! Bạn muốn người trong công ty không phân biệt đối xử hay thậm chí quý bạn? Vậy bạn đã làm được gì cho họ? Họ nhờ bạn việc vặt, bạn từ chối, họ bận việc con cái gia đình đột xuất nên nhờ bạn làm một chút việc, bạn cho là bất công nên không làm. Nếu bạn có thái độ như trên thì hãy vui mừng khi họ mới chỉ "mặt lạnh" chứ không ghét bạn. Ngày xưa người ta gọi là "biết điều", còn gọi theo cách của thế hệ mới là "công bằng". Bạn muốn theo đuổi hạnh phúc của riêng bạn? Rất tốt! Bạn muốn làm việc không áp lực, nhanh thăng tiến? Không sao cả! Nhưng "xin đừng làm ảnh hưởng đến người khác". Đừng vì nhảy việc lung tung mà không có tiền nuôi thân phải về ngửa tay xin cha mẹ nghèo khó. Đừng vì "theo đuổi hạnh phúc" mà khi deadline ập đến, việc làm chưa xong mà đã "về đúng giờ", hoặc làm nhanh làm ẩu vứt việc dồn cho những người còn lại gồng gánh, sửa chữa. Đừng vì muốn nhanh nâng cao trình độ mà nhận làm những việc quá khả năng, không lượng sức mình, gây ra sai sót khiến các nhân viên khác phải làm tăng ca để giải quyết hậu quả mà bạn gây ra. Hãy công bằng với bố mẹ và đồng nghiệp của bạn. Họ cũng có quyền theo đuổi hạnh phúc. Bạn lo công ty lợi dụng hay lừa bạn? Vậy hãy đọc kỹ hợp đồng, nếu họ làm sai hợp đồng bạn có quyền nghỉ, không ai bắt bẻ được bạn. Bạn sợ là người yếu thế không kiện lại được họ? Vậy hãy bỏ thời gian tìm hiểu kỹ công ty đó trước khi xin vào làm. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Tôi không hề bảo vệ các công ty muốn lợi dụng các sinh viên mới ra trường, hay các môi trường làm việc độc hại gây áp lực, nợ lương, không đóng bảo hiểm... hay là nói các vấn đề đó không tồn tại. Tôi chỉ muốn nói các bạn trẻ bây giờ chỉ cố lấy các lý do đó làm bình phong cho sự ích kỷ, sự quá tự do đến mức vô tổ chức và cái tôi to tướng của các bạn. Thử hỏi trong những các công ty mà bạn đã nhảy qua, có bao nhiêu công ty xấu như các bạn đã đề cập? Dù cho môi trường của công ty rất chào đón, lương thưởng đầy đủ... nhưng trong thâm tâm của các bạn đã định hình từ trước: muốn nhảy hết công ty này đến công ty khác để thu thập kinh nghiệm cho riêng mình, mặc kệ thiệt hại của họ và người xung quanh, muốn người ta yêu quý mình vô điều kiện mà không cần làm gì cho họ. Tất cả chỉ cần phủi đi với một câu "tuổi trẻ thì cần trải nghiệm nhiều", theo tôi phải sửa thành "tuổi trẻ cần trải nghiệm nhiều và không làm ảnh hưởng đến người khác". Ngoài ra, các bạn nào không chột dạ nghĩ như tôi nêu trên thì thành thật xin lỗi, không tôi sẽ bị quy vào tội "vơ đũa cả nắm". Nói đến đây có người sẽ nghĩ: thế giới này thực sự làm gì có công bằng? Đúng vậy, thế giới không công bằng nhưng tôi chỉ đang dùng cách nói của thế hệ ngày nay để đáp trả chính họ bằng cách giải trình ra một số "vấn nạn" mà họ hay trình bày. Tại sao thế hệ ngày nay lại hành xử và có thái độ như vậy? Có lẽ chính vì cái mà internet và thế giới phẳng đã mang lại cho họ: sự tự tin năng động, tiếp thu nhanh, kiến thức đa dạng, giỏi ngoại ngữ... nhưng lại quá mong manh dễ vỡ và ảo tưởng sức mạnh, thiếu kiến thức xã hội, đối nhân xử thế - điều mà họ hay nhầm lẫn với cam chịu luồn cúi. Suy cho cùng 8X, 9X, Gen Z hay thế hệ nào chăng nữa cũng là con người, . Mà một đời người cũng chỉ có bấy nhiêu thứ, được cái này thì mất cái kia, nhưng 1 thế hệ trẻ ích kỷ mà nghĩ mình chỉ là "đang trải nghiệm cuộc sống, theo đuổi hạnh phúc của riêng mình" thì họ nên nghĩ lại, vì họ đã bỏ quên mất chữ "mà không làm ảnh hưởng đến ai" mà họ hay tự hào.
Một công ty cho mấy đứa trẻ con hr suốt ngay lên đây và đi khắp nơi giảng đạo lý. Vai trò lam hr, làm tốt nv của mình bằng nhiệt huyết kết nối, tìm cân bằng người lđ va sử dụng lđ. Ko phải vai trò đi truyền bá tư tưởng. Mệt quá. Lộn xộn thật.
Khó chiều những nhân viên Gen Z hay hờn dỗi, dễ nhảy việc Mới ra trường, không kinh nghiệm, phải đào tạo từ đầu, nhưng tôi nhắc nhở hơi gắt một chút là các bạn trẻ vùng vằng, hờn dỗi, đòi nghỉ việc. Đến nay, tôi ra trường đã được hơn 15 năm. Chúng tôi có một nhóm các bạn rất thành công, giờ đều đã là giáo sư, quản lý, là chính khách, giảng viên... Chúng tôi biết nhau khi làm chung một công ty. Điểm chung của những người này là sẵn sàng làm không lương khi mới ra trường, làm việc 16 tiếng một ngày, chấp nhận và trân trọng vì doanh nghiệp đã cho những kinh nghiệm mà trường lớp không thể dạy được. Tuy nhiên, thế hệ Z có những hoài bão lớn: muốn nỗ lực, muốn cống hiến... và cũng có những lý luận để giải thích cho những ước muốn đó của mình. Thế nhưng, giữa cái "muốn" và cái "thực hiện được" là một khoảng cách rất xa và sẽ phải đánh đổi bằng những trải nghiệm, cả sai lầm lẫn đúng đắn, khó khăn, kể cả thời gian và tiền bạc. Giống như việc học, bạn học lớp 1 thấy các b ài Toán rất đơn giản, dễ lấy điểm 9, điểm 10. Nhưng càng lên lớp cao hơn, đề bài sẽ càng khó hơn, bạn muốn lấy được điểm 8 đã khó, chứ đừng nói đến điểm 9, 10. Và nếu muốn đạt một giải thưởng nào đó về Toán học, bạn phải giải những bài Toán mà chưa ai giải được. Đó là quá trình kéo dài suốt 12 năm học và có thể còn lâu hơn thế rất nhiều. Cũng như công việc bạn đang làm vậy, một năm đầu mới đi làm, sẽ chẳng ai cho bạn làm việc khó, việc quan trọng, vì lỡ có sai, công ty còn bù đắp được do thiệt hại nhỏ (bạn lỡ làm vỡ cái ly thì cùng lắm cũng chỉ cần đền cái ly). Ít nhất sau 2-3 năm, quản lý mới bắt đầu đủ tin tưởng bạn để giao cho những công việc khó hơn, quan trọng hơn. Lúc này mới là thời điểm để bạn bắt đầu thể hiện khả năng, năng lực của mình. Như vậy, nếu bạn mới chỉ làm việc được một năm cho công ty, người ở vị trí quản lý sẽ nhìn nhận và đánh giá bạn thế nào? Đơn giản là bạn chỉ như một người đang học việc, mà học việc còn chưa xong nữa, chưa tới giai đoạn chứng mình năng lực, thì có khả năng gì đâu mà đánh giá? Thế nên, đừng đổ tại sếp không hiểu mình, mà hãy nhìn lại xem, mình đã tìm hiểu kỹ về sếp, về công ty, về công việc trước khi nhận việc chưa? Nếu sai một lần còn có thể hiểu, chứ chọn sai tới 2-3 lần (nhảy việc nhiều) thì rõ là "khả năng" tìm hiểu và phân tích của bạn có vấn đề. Cá nhân tôi cũng rất đau đầu khi tuyển nhân viên thế hệ Z. Phần lớn các bạn làm chưa tốt, chưa tỉ mỉ, đôi lúc công việc bận rộn cần phải báo cáo liền thì các bạn làm sai, tự ý làm theo ý mình. Tôi nhắc nhở hơi gắt một chút là họ vùng vằng, hờn dỗi, đòi nghỉ việc. Chưa kể, có bạn chưa có kinh nghiệm, chỉ mới được công ty đào tạo xong, lương cũng cao hơn mức bạn mong muốn ban đầu, nhưng đùng một cái bạn nhảy việc. Ấy thế mà bạn vẫn quay lại nhờ vả: "Nếu chỗ mới có hỏi lại thì chị nhớ nói giúp em là lương hiện tại trên 12 triệu đồng nhé" (trong khi mới ra trường, công ty đào tạo một năm, lương 8 triệu đồng, thưởng lễ, Tết đầy đủ, không làm ngoài giờ). Bạn nhờ tôi nói dối với bên mới, chẳng khác nào mắng tôi trả lương thấp. Thế nên, các bạn trẻ phải hiểu cái gì là ngắn hạn và dài hạn? Nếu chỉ nhìn vào những thứ ngắn hạn mà trách móc doanh nghiệp bóc lột, các bạn sẽ quên mất việc phải học hỏi và trau dồi kỹ năng cho những mục tiêu dài hạn.
Tầm nhìn ngắn hạn của những người ham nhảy việc Thế hệ tôi, những người thành công đều có thời gian gắn bó với doanh nghiệp trên 5 năm, còn ai hay nhảy việc khó phát triển. Một công ty lớn bỏ tiền bạc và thời gian đào tạo nhân viên mới, có trả lương, có chế độ đàng hoàng, thì đương nhiên người ta sẽ có quyền kén chọn những người tốt nhất theo tiêu chí riêng của họ. Bạn có đến trường học rồi bảo "do em mất thời gian đi học rồi, nên các thầy phải trả tiền công cho thời gian, công sức mà em đi lên giảng đường để học" không? Hay là bạn phải trả tiền để xin được học kiến thức từ thầy cô? Những bạn sinh viên mới ra trường hầu hết đều không có đủ kiến thức thực tế để vào việc ngay, mà phải qua đào tạo thực tế. Doanh nghiệp vừa phải trả mức lương tối thiểu vùng, vừa phải cắt cử nhân sự có kinh nghiệm đào tạo cho các bạn. Trong khi đó, các bạn vừa được học, vừa có lương, vậy việc họ muốn chọn những học viên có đầu óc, có tìm hiểu về công việc, môi trường làm và có tí nh kiên trì, không "đứng núi này trông núi nọ", cũng là việc dễ hiểu. Tôi ra trường cách đây 10 năm, chúng tôi có một nhóm các bạn rất thành công, giờ đã là quản lý, chính khách, giảng viên... Chúng tôi biết nhau khi làm chung một công ty, khi đó mới ra trường, phải làm không lương 10 tiếng mỗi ngày, nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận và trân trọng vì doanh nghiệp cho mình những kinh nghiệm mà ở trường lớp không thể học được. Các bạn trẻ phải hiểu, cái gì là ngắn hạn và dài hạn? Nếu chỉ nhìn ngắn hạn (đòi lương, thưởng cao ngay lập tức) mà trách móc doanh nghiệp bóc lột, thì các bạn sẽ quên mất việc học và trau dồi kỹ năng cho dài hạn. "Không có mợ chợ vẫn đông", ai đi làm nhiều năm đều hiểu câu này. Các bạn trẻ nếu tìm hiểu kỹ một chút sẽ nhận ra: các anh, chị quản lý cấp cao thành công của các doanh nghiệp hiện tại đều gắn bó ít nhất trên 5 năm. Những người nhảy việc nhiều của thế hệ của các anh, chị ấy bây giờ nhiều lúc về quê hoặc vẫn chỉ an phận làm vị trí cấp thấp, chưa được lên vị trí quản lý để thuê, đào tạo và quản lý nhân sự. Vì vậy, các quản lý hiện tại rất kỵ những người nhảy việc như cơm bữa. Những cái khó khăn khi thiếu người sẽ qua nhanh thôi. Nhưng việc nhảy việc liên tục sẽ cho thấy bạn là người hời hợt, không tìm hiểu kỹ càng công việc, công ty bạn nộp CV và định hướng của bạn, cũng là cho thấy bạn không phải là người kiên trì, thiếu tôn trọng thời gian của bản thân và người khác (những người bỏ tiền cho công ty HR, đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn, đào tạo...). Có thể thế hệ Gen Z ngày nay coi việc nghỉ việc là chuyện bình thường, không nghiêm trọng như trước đây. Các bạn vẫn có thể ở trọ, chạy xe ôm công nghệ, về nhà ăn cơm ba mẹ, không khó khăn để mưu sinh như thế hệ trước. Nhưng nếu các bạn ảo tưởng mình nhảy việc liên tục để tìm công ty theo ý mình, để được lương cao, chế độ đại ngộ lớn, môi trường lý tưởng... thì sớm muộn gì cũng vỡ mộng mà thôi. Bởi những thế hệ trẻ sau các bạn sẽ càng ngày càng giỏi hơn rất nhiều, họ sẽ sớm bắt kịp và vượt mặt nếu bạn không sớm tìm cách thích nghi và vươn lên.
Công ty này bóc lột với chính sách hãm lắm mọi người ạ, đòi hỏi làm ngày làm đêm, cả ngày nghỉ lương thì đéo muốn trả, cứ nói đến OT thì cứ bơ đi. Lúc nào cũng có bài cty không có gì ngoài tiền, cty tỷ đô, lôi mấy cái esop rồi giấc mơ triệu phú tỷ phú ra xl. tốt nhất là tránh nhé