Earable Vietnam

Earable Vietnam

Outsource
1-10
49-51 Street 30B, Tran Nao, Binh An Ward, District 2 District 2 Ho Chi Minh
2.7
198 reviews
Viết Review công ty Earable Vietnam

Không phải cứ nhân viên làm tốt là được tăng lương Nếu cứ làm được một điều gì đó cho công ty lại đòi hỏi tăng lương thì văn hóa doanh nghiệp và công bằng với nhân viên khác còn đâu. "Tôi không biết bạn giỏi đến đâu, ngày xưa và hiện tại, bạn không nói rõ thời gian bạn đã làm được bao lâu tính đến ngày bạn "đòi" tăng lương nên khó nhận xét. Nhưng cứ hễ làm được một điều gì đó hay ho cho công ty là cứ phải bắt được tăng lương sao? Vậy thì văn hóa danh nghiệp, công bằng với các nhân viên khác còn đâu? Bạn có chắc người khác không giỏi hơn bạn, có hiểu được khó khắn của việc họ đang làm khác với bạn? Đâu thể mọi thứ đem đi so sánh sòng phẳng được, lấy ưu và nỗ lực của bạn trong một mảng đem so với hạn chế của người khác trong mảng đó, liệu có công bằng? Chưa tính đến cơ hội của mỗi người là khác nhau. Bạn đòi tăng lương không được mà xin nghỉ ngay và luôn cũng không nên. Công ty nuôi bạn giai đoạn đầu, mới vừa gặt hái thành quả chưa bao lâu, chắc gì giá trị và đóng góp của bạn tính đến lúc đó đã hoàn vốn cho công ty? Tuy nhiên, tôi vẫn có đồng ý với một số quan điểm rằng việc trọng dụng và công nhận thành quả, nhân tài còn chưa công bằng vì tôi cũng từng bị như thế". Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyễn Thuỷ nhấn mạnh việc tăng lương cần có quá trình đủ để đánh giá chứ không thể vì một thành quả nhất thời: "Tôi cũng là một người làm về công tác nhân sự đã 12 năm qua. Trải qua bốn tập đoàn trong top 50 công ty lớn nhất Việt Nam, tôi thấy thế này: 1. Việc bạn học được những kiến thức mới là điều rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nếu muốn được tăng lương, bạn phải biến kiến thức đó thành kết quả và cần có một khoảng thời gian để ghi nhận. 2. Thường với các tập đoàn lớn, việc tăng lương không thể thích là làm được và những cá nhân như bạn cũng không thiếu. 3. Đã là các ông chủ thì họ luôn biết cách dùng đồng tiền của mình thế nào cho hợp lý? Có thể việc bạn nghĩ là mình quan trọng nhưng ông chủ lại không nghĩ như vậy. 4. Nơi cần bạn xử lý việc gấp cói thể sẽ chấp nhận trả bạn mức lương khác xa thị trường nhưng thường là không bền". Bạn trách công ty không đánh giá đúng năng lực của nhân viên nên không tăng lương, như vậy có chủ quan quá không? Vậy với công ty hiện tại thì sao? Họ trả cho bạn mức lương đúng kỳ vọng, vậy có nghĩa là họ đã nhìn nhận đúng năng lực của bạn? Vấn đề là tại sao công ty cũ không nâng lương cho bạn? Sẽ có nhiều lý do. Tôi đoán là do mảng bạn làm thiên về quản lý nhân sự, mà mảng kiếm ra lợi nhuận cho công ty là mảng khác, ví dụ mảng kỹ thuật hoặc kinh doanh... Trong trường hợp này công ty sẽ ít xét tăng lương cho bạn chỉ vì trong ngắn hạn bạn đã nỗ lực hoàn thành một chỉ tiêu nào đó. Nguyên tắc muốn hưởng lương cao thì phải thoả thuận ngay từ lúc ký hợp đồng. Còn khi đã vào công ty, muốn tăng lương bạn phải theo lộ trình. Trừ khi bạn thật sự xuất sắc và ảnh hưởng đến doanh thu của công ty thì người ta mới tăng lương đột biến. Việc nâng lương đột biến cho một nhân viên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên khác rất nhiều. Nên doanh nghiệp càng cân nhắc hạn chế tối đa việc này. Vậy nên, khi người lao động và doanh nghiệp không thống nhất chuyện lương bổng thì chia tay thôi. Hãy thử thách ở một công ty khác, và bạn đã thành công. Câu chuyện sẽ chấm dứt ở đây và công bằng cho cả hai bên. Còn khi doanh nghiệp cũ chê nhân viên không trung thành hoặc nhân viên chê công ty cũ không nhìn nhận đúng năng lực của mình là chuyện không nên. Tóm lại, hãy vận hành theo cơ chế cung cầu. Anh cung vào đúng chỗ cầu thì anh thành công.

Vũ Ngọc Tâm đã scam nhà đầu tư thành công

Mở miệng là: công ty không thiếu tiền, thế mà cuối năm ép nghỉ để k phải trả thưởng.

Có thời gian lên đấy đánh giá thì phiền anh Báo chỉnh lại cái slide ạ. Phó tổng biên gì slide thì lỗi, chính tả thì viết sai

Lương em bao nhiêu? 'Em muốn biết mức lương mình sẽ được nhận là bao nhiêu?', tôi ngạc nhiên khi nhiều sinh viên mới ra trường chủ động đòi hỏi trong buổi phỏng vấn. "Bạn có thắc mắc gì về công việc ứng tuyển không?", tôi luôn đặt câu hỏi này dành cho các ứng viên phỏng vấn xin việc. Và sau nhiều năm chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự cho công ty, tôi ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều bạn trẻ đáp lại bằng một câu hỏi khác: "Em muốn biết mức lương mình sẽ được nhận là bao nhiêu?". Thậm chí, có bạn trẻ còn hùng hồn tuyên bố "nếu công ty không trả được mức lương này thì em rất tiếc không thể chấp nhận công việc này được". Và tất cả các trường hợp đó đều bị tôi gạt khỏi danh sách trúng tuyển. Chuyện đàm phán lương thưởng trong mỗi cuộc phỏng vấn xin việc luôn là một chủ đề nhạy cảm. Nhiều người đã có một bản CV vô cùng đẹp đẽ, chuyên nghiệp, đã vượt qua nhiều vòng xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn sơ loại và sắp tiến đến phần quan trọng nhất để quyết định cơ hội được tuyển dụng, nhưng rồi họ lại đánh mất tất cả chỉ vì câu hỏi "lương em bao nhiêu?". Lĩnh vực tuyển dụng ở Việt Nam đang chứng kiến một điều rất mâu thuẫn. Sinh viên ra trường năm nào cũng nhan nhản, liên tục than thở vì thất nghiệp, không kiếm nổi việc làm. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng kêu gào vì thiếu nhân sự, không tìm được người phù hợp. Vậy vấn đề là do đâu? Là người trực tiếp phỏng vấn hàng nghìn người đến phỏng vấn xin việc ở công ty, tôi thấy vô cùng khó hiểu khi các bạn trẻ không kinh nghiệm, không kỹ năng thực hành, không va chạm trải nghiệm thực tế, không có chức danh... nói chung họ chẳng có gì ngoài tấm bằng đại học, nhưng luôn miệng đòi hỏi lương lậu. Nhiều lúc, tôi tự hỏi: không biết họ đang đi xin việc hay doanh nghiệp đang xin xỏ họ vào làm? Đứng trên góc độ doanh nghiệp, làm gì có ông chủ nào không muốn kiếm được nhân viên giỏi, sẵn sàng trả cho họ một mức lương hậu hĩnh để giữ được nhân tài? Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đó là câu chuyện sau khi các bạn đã có đủ cống hiến, chứng minh được năng lực và đóng góp cho công ty, chứ không phải đòi hỏi quyền lợi khi chưa đứng trong tổ chức. Tôi khẳng định, nếu các bạn nhân viên có năng lực, cống hiến được cho tập thể, sẽ chẳng có người đứng đầu doanh nghiệp nào tiếc tiền biệt đãi. Bởi khi bạn giúp công ty có được lợi nhuận, việc công ty trả bạn lương cao, thưởng đậm là chuyện đương nhiên trong kinh doanh, làm ăn. Thế nhưng thực tế, con số nhân tài này được bao nhiêu? Lấy gì để kiếm chứng được năng lực của nhân viên? Tất nhiên chẳng ai lại đi dùng bảng điểm để thỏa thuận lương thưởng được. Nhìn chung, phần lớn sinh viên mới ra trường hiện nay đều không đủ khả năng làm việc ngay lập tức. Thay vào đó, doanh nghiệp phải mất thời gian (ít nhất cũng vài tháng) để đào tạo, hướng dẫn. Đôi khi là phải dạy lại từ đầu, cầm tay chỉ việc từng chút một mới có thể giúp sinh viên nắm bắt được công việc chung. Vậy tất cả thời gian, công sức và cả tiền bạc mà chúng tôi bỏ ra, ai sẽ trả? Nếu nói cho công bằng, lẽ ra chính các bạn phải trả tiền học phí đào tạo cho doanh nghiệp trước mới phải. Có làm thì mới có ăn, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều, làm tốt sẽ được thưởng, tôi tin đó là nguyên tắc hoạt động chung của tất cả các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. Khi bạn chưa làm được gì, tốt nhất cũng đừng đỏi hỏi tổ chức phải đãi ngộ cao theo kiểu "trả bao nhiêu làm bấy nhiêu". Cuộc sống là luôn học hỏi và vươn lên. Ngay cả khi bạn nhận được một công việc tốt, nếu không có sự tìm tòi, học hỏi, phát triển bản thân liên tục, sớm muôn bạn cũng sẽ bị đào thải khi không còn giá trị sử dụng với doanh nghiệp. Muốn nhận được một mức lương cao, các bạn hãy luôn nỗ lực để vươn lên. Đừng bao giờ tự hài lòng với những gì mình có và ôm ảo tưởng người khác sẽ trải thảm đỏ để mời bạn về. Để có được ngày hôm nay, bản thân tôi cũng đi lên từ một nhân viên tập sự. Công ty trả lương cho tôi để làm việc theo giờ hành chính. Thế nhưng tôi luôn đến sớm hơn một chút, về muộn hơn một chút, cống hiến thêm một chút so với mức lương được trả để tự nâng cao trình độ của bản thân. Kết quả, tổ chức ghi nhận và không chỉ tăng lương, họ còn thăng chức và trọng dụng tôi ở những vị trí quan trọng, không bao giờ để tôi phải chịu thiệt thòi. Đó là kết quả của cả một quá trình đi lên mà người chủ động là tôi chứ không phải doanh nghiệp. Tôi hy vọng rằng, các bạn sinh viên khi ra trường sẽ mang tâm thế cầu tiến, khiêm tốn, biết mình đang ở đâu và đang có gì, để bước vào phòng phỏng vấn tự tin nhưng không tự cao. Đừng bao giờ chủ động đòi hỏi quyền lợi, hỏi về lương thưởng khi bạn chưa chứng minh được tài năng của mình. Bất kể công ty nào cũng đều đã có những mốc lương giới hạn cho từng vị trí dựa theo ngân sách chung, thế nên, bạn không cần quá bận tâm về việc đó trước. Cứ thoải mái thể hiện hết mình và đón nhận lời đề nghị mức lương sau cùng từ nhà tuyển dụng. Khi đó, quyền quyết định đàm phán tiếp hay dừng lại hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.

Tôi chỉ tuyển nhân viên 'làm trước hưởng sau' Khi tuyển dụng, tôi chỉ trả lương ở mức sàn của từng vị trí, sau vài tháng chứng minh năng lực, nhân viên mới được xác định mức đãi ngộ. Đi làm chính là làm trước hưởng sau. Không có chỗ nào trả lương đầu tháng cho bạn cả. Bạn không tỏ ra xứng đáng, ai trả cho bạn lương cao, vị trí làm việc tốt? Không ai trả lương cho một người chưa chứng tỏ được họ xứng đáng với số tiền đó. Tôi có biết một doanh nghiệp tuyển người theo kiểu quen biết giới thiệu. Ai nấy đều có CV khủng, được trả ngay lương cao ngất. Thế nhưng, mấy người chỗ đó đều làm việc nửa vời. Sau năm, sáu tháng, họ kiếm lý do rồi "chuồn", bỏ lại một đống lộn xộn. Doanh nghiệp ấy giờ đã phá sản. Với doanh nghiệp của tôi (dù quy mô cũng nhỏ, không phải là doanh nghiệp sản xuất), khi tuyển người, trước hết tôi chỉ trả lương ở mức sàn vị trí, đồng thời tôi giao việc để họ minh chứng và nói rõ: nếu đạt được thành quả cụ thể, công ty sẽ thưởng nóng. Nếu họ làm tốt, t hu nhập tháng đó chắc chắn không hề thấp. Thử thách như vậy tổi thiểu hai tháng, tôi sẽ bắt đầu xác định mức lương và chế độ đãi ngộ thực tế của mỗi người. Mọi việc này, tôi đều nói rõ ngay khi phỏng vấn tuyển dụng. Doanh nghiệp đàng hoàng ở chỗ rõ ràng và làm đúng cam kết. Việc căn cứ vào niềm tin để trả lương cho nhân viên từ đầu, đến khi người đó không đạt được niềm tin của bạn, liệu họ có trả lại phần lương đã nhận, hay chủ động xin giảm lương không? Không thể nói "trả sao làm vậy" vì năng lực của bạn đâu phải là vô biên. Nếu tôi trả luôn cho bạn 200 triệu/ tháng ngay từ đầu và bắt bạn phải làm được khối lượng công việc tương xứng với mức lương ấy, liệu bạn có làm được không? Do đó, muốn có lương cao, các bạn nên chứng minh năng lực trong vài tháng trước khi đàm phán lại. Nếu đúng là người có tài, đa số chủ doanh nghiệp sẽ không bao giờ bỏ phí bạn. Từ "cống hiến" theo tôi chỉ phù hợp sau khoảng vài năm làm việc cật lực. Trước kia, khi tôi đi làm thuê, cũng làm việc hết sức, nhưng chẳng dám nói là cống hiến. Thực ra, những người làm được việc nhưng không được đãi ngộ xứng đáng chỉ là thiểu số. Rất nhiều người đang nhầm lẫn khi đánh đồng người làm việc cặm cụi nhưng sai phương pháp, chỉ đâu đánh đấy, làm nhiều việc nhưng toàn việc chẳng đâu vào đâu, với người làm việc chủ động, biết sắp xếp, tính toán công việc một cách thông minh. Với người biết chủ động làm việc, sếp chỉ cần giao đầu việc, tiêu chí là xong. Thông thường, những người này, cứ sau một việc họ lại tích lũy thêm được nhiều kiến thức và nhanh chóng vươn lên hoặc tách ra làm riêng. Các chủ doanh nghiệp thường thích dùng họ, tạo điều kiện cho họ vì đơn giản là đó là nhân tố giúp kiếm tiền cho ông chủ. Nếu là một chủ doanh nghiệp tốt, họ sẽ cân bằng giữa lợi nhuận thu về và chi phí để trả lương, thưởng cho những nhân viên làm tốt. Ngược lại, nếu không có chế độ đãi ngộ phù hợp, những nhân viên giỏi sẽ tích lũy và sớm ra đi. Nếu bạn mãi chỉ sợ cống hiến nhầm thì bạn sẽ luôn đến đích chậm. Ngay cả khi có mất vài năm cống hiến nhầm, bạn vẫn sẽ tích lũy được đủ mọi kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ và có thể là cả danh tiếng cá nhân. Nghèo thì lâu, nhưng giàu chẳng mấy. Không ai tách rời được quá trình làm việc và trau dồi kỹ năng, kiến thức cả. Chẳng có kiến thức hay kỹ năng nào chỉ từ sách vở và cóp nhặt suông từ người khác mà có. Do đó, làm việc hết mình mới là thước đo chính xác nhất cho việc bạn xứng đáng được trả công thế nào.

Nhiều sinh viên mới ra trường đã đòi hỏi lương cao Một sinh viên mới ra trường đến ứng tuyển công ty tôi, đòi hỏi mức lương 1.200 USD một tháng, nhưng chỉ biết photoshop ở mức sử dụng tool. Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng, tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z mới ra trường quả thực có nhiều dấu hỏi về năng lực và thái độ. Tôi từng phỏng vấn nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp, thấy rằng các bạn có chung một vấn đề, đó là: Thứ nhất, năng lực chưa đủ (yếu và thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng). Thứ hai, muốn sử dụng những người này, công ty sẽ phải đào tạo lại từ đầu. Thứ ba, các bạn luôn muốn nhận được mức lương bằng hoặc cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa với mình. Cụ thể, mới đây, một bạn sinh viên mới ra trường có đến ứng tuyển tại công ty của tôi. Về kỹ năng chuyên môn, bạn chỉ biết photoshop, không biết về Anim, vẽ khối, màu, layout cũng chưa tốt. Ấy vậy mà khi đề cập đến mức lương mong muốn, bạn lại đòi hỏi tới 1.200 USD một tháng, với lý do "bạn của em đang được nhận mức lương đó". Tất nhiên, tôi cũng không đến mức thẳng tay loại ứng viên chỉ vì đòi hỏi lương cao. Tôi cũng cho bạn đó thử tay nghề ngay tại chỗ để xem trình độ đến đâu? Kết quả, bạn chỉ nắm được kỹ năng photoshop ở mức sử dụng tool. Tôi đánh giá năng lực của bạn chỉ bằng 70% so với một người nhận mức lương như bạn mong muốn. Sau khi cân nhắc kỹ, tôi đưa cho bạn một đề nghị với mức lương 10 triệu đồng một tháng (tương đương với trình độ của bạn) và cam kết sau hai tháng thử việc, bạn sẽ được tăng lên mức 15 triệu đồng. Nhưng sau khi nghe đề nghị, bạn đứng lên và xin phép ra về. Thực ra, đây là một trường hợp tiêu biểu nhất trong rất nhiều những trường hợp ảo tưởng năng lực khác của các bạn trẻ khi đi xin việc hiện nay. Nhiều người mong muốn nhận mức lương tương đương với người có 2-3 năm kinh nghiệm trong khi không biết bản thân mình có gì sau khi mới ra trường. Tự tin về năng lực của mình là điều tốt, nhưng nếu nó trở thành ảo tưởng thì sẽ là một sai lầm khiến bạn mất cơ hội tìm được việc làm.

Công ty scam để gọi vốn nhé, không hoạt động thực chất đâu. Ra được cái để chém gió là đuổi nv thôi

Lần nào cũng thấy chậm lương rồi thiếu lương lạ lùng

tự xin nghỉ dám đồn bố k làm được nên bị cho nghỉ, chúc sớm phá sản