Earable Vietnam
Hai chữ “năng lực” chẳng in trên hồ sơ, nếu có năng lực thì bạn phải chứng minh cho cấp trên thấy để được lương cao. Tôi chỉ tuyển nhân viên 'làm trước hưởng sau'. Hai chữ "năng lực" chẳng in trên hồ sơ, nếu có năng lực thì bạn phải chứng minh. Việc chứng tỏ ấy không phải một ngày, một buổi mà phải là một quá trình. Có công ty ít người, cường độ công việc cao, chạy ngược chạy xuôi cả ngày không hết việc, quá trình chứng tỏ càng nhanh. Ngược lại, có công ty nhiều người, bạn có dư thời gian để điều chỉnh, xây dựng và chọn biện pháp làm việc tối ưu, quá trình chứng tỏ sẽ hơi lâu. Công việc lương thấp là công việc mà bạn chỉ phải chịu trách nhiệm với cấp trên ở năng lực làm việc cá nhân. Công việc lương cao, bạn không chỉ chịu trách nhiệm ở phần việc của mình mà còn cả của người khác, những nhân viên dưới quyền. Ví dụ, bạn lên chức tổ trưởng nghiệp vụ, quản lý ba đến năm nhân viên, bạn phải chịu trách nhiệm công việc của cả tổ này chứ không phải chỉ riêng công việc của bạn. K hi bạn lên chức nhóm trưởng phụ trách nhiều tổ khác nhau, nhân viên dưới quyền có tới hàng chục, thậm chí cả trăm người. Người ta trả tiền công cao cho bạn chính là tiền quản lý nhân viên. Nếu có người chống đối sự chỉ huy của bạn, bạn không có quyền sa thải họ nhưng có quyền trả người đó về phòng nhân sự và đề nghị tuyển người khác thay vào. Bạn phải chịu trách nhiệm công việc của cả nhóm nên có quyền sinh, quyền sát với bất kỳ người nào trong nhóm đó. Tương tự với các chức vụ cao hơn. Lẽ đương nhiên, khi bạn muốn "sinh sát" ai thì bản thân phải có bằng chứng là kết quả công việc kém của họ. Chức vụ càng cao, trách nhiệm càng nặng. Trách nhiệm càng nặng, tâm tính của bạn càng trở nên khó ưa (viết mail cộc lốc, truyền đạt mệnh lệnh nhát gừng, nặng lời với người có kết quả công việc kém). Sếp yêu thích người này, ghét bỏ người kia phần lớn do kết quả công việc của người đó. Đây là công ty lớn, sếp chưa hẳn là ông chủ. Kết quả kém làm ảnh hưởng tới năng suất của cả tổ, người ta hoặc là chờ bạn hết hợp đồng, hoặc là tạo áp lực để bạn tự ý xin nghỉ. Công ty là nơi người ta hợp tác với nhau để làm việc, phải có tôn ti trật tự, có kỷ luật, không phải là nơi bạn muốn làm gì thì làm. CEO cũng bị sa thải như ai chứ đâu phải chức to thì ngồi hoài, không cần phải cố gắng gì. Chịu trách nhiệm với công việc của người khác, tức là công tác quản lý, là công việc rất nhức đầu. Có người tự giác làm việc, có người đôn đốc "gãy lưỡi" mới chịu làm. Những người chây ỳ thường nhắm vào lúc công ty đang có đơn hàng gấp để vòi vĩnh thêm vì họ thừa biết công ty không thể sa thải người lúc này. Kẻ biết lợi dụng tình thế để *** không phải là nhân viên tốt. Đàm phán lương thưởng là chuyện của bạn với phòng nhân sự, liên quan gì đến chuyên môn nghiệp vụ? Chúng tôi chỉ là người quản lý chuyên môn nghiệp vụ, không có quyền nâng lương cho ai cả, nhiều lắm là đề nghị thưởng nóng cho bạn nếu kết quả công việc của bạn vượt trội người khác ở thời điểm nhất thời nào đó. Chừng nào bạn lên chức nhóm trưởng, đầu chưa đụng trời (phía trên còn có sếp to hơn), chân không chạm đất (phía dưới có nhiều nhân viên thuộc quyền), lúc đó bạn muốn nói gì thì nói. Đa phần mấy người hay eo xèo là mấy người thuộc hạng "lính", ở đâu cũng tuyển được cả tá.
Thấy cũng ổn. Lương k quá cao so nhiều công ty khác. Nhưng mà ngành ngách mới. Bác nào muốn có trải nghiệm mới và thách thức hơn thì nên thử
Mình thấy công ty ổn mà. Mới gọi dc vốn từ FounderFund thì không phải tầm thường. Còn nhân sự thì thay gần hết bộ cũ rồi. Mình thấy công ty hiện tại ổn. Ngành cũng như sản phẩm rất tiềm năng. Còn công ty nào chẳng có vấn đề riêng. Quan trọng là nếu thấy mình phát triển được ở môi trường đó thì không ngại.
Mười loại người không bao giờ có được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng: 1. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật. 2. Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều. 3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản. 4. Người không có chí tiến thủ. 5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian. 6. Người làm việc gì cũng chậm chạp. 7. Người không có nhân phẩm. 8. Người không dám chịu trách nhiệm. 9. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt. 10. Người luôn trách móc công ty. Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không? Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không? Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm g ì? Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào. - Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi. - Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi. - Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi. - Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi. - Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi. --------------------------------------------------- Thái độ quyết định cuộc sống của bạn Cách bạn đối mặt với khó khăn, cách bạn nhận lời khuyên, cách bạn cố gắng, cách bạn lắng nghe chia sẻ, cảm thông… Tất cả đều quyết định sự thành bại trong tương lai của bạn. Vốn dĩ, trình độ không giải quyết được những vấn đề trên. Nếu chỉ biết than vãn, chỉ chăm chăm vào công lao bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội và sự trưởng thành. Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, đã ung dung tự tại thì tương lai đã cách bạn quá xa rồi. Tất cả những thái độ tốt trên sẽ quyết định bạn là giai cấp nào, tầng lớp nào, giá trị như nào. Nếu thay vì phàn nàn và đòi hỏi mà thay vào đó là nỗ lực vì giá trị bản thân. Thì thành công của bạn sẽ vững vàng hơn và bạn có thể đi lâu hơn. Vì thế đừng đòi hỏi mình được gì mà hãy xem bản thân đã cống hiến được gì, bạn nhé!
Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, các vua Hùng đã chú trọng đến việc dạy chữ. Nhà vua đã mời thầy cô đến dạy học cho các công chúa. Theo cuốn “Ngọc phả đình thôn Hương Lan” (xã Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ) thì chuyện kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương, từ vua đến dân rất quan tâm đến việc học hành, “tôn sư trọng đạo”, tu thân và lập thân của con người. Vì thế, Vua Hùng Duệ Vương đã mời hai vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục (quê Bắc Ninh) vào cung dạy học trực tiếp cho hai Công chúa mà nhà Vua rất mực yêu quý là Công chúa Tiên Dung và Công chúa Ngọc Hoa. Khi thầy cô tạ thế, Vua Hùng cùng người dân thôn Hương Lan tiếc thương công đức của hai thầy cô nên đã an táng ngay tại địa điểm Thầy Cô mở lớp dạy học, táng cùng một ngôi mộ. Nhà Vua cũng cho phép thôn Hương Lan lập miếu để thờ cúng, hương hỏa cho Thầy Cô. Từ đó, trải từ đời này sang đời khác, muôn dân đất Việt noi theo mà kính trọng người thầy, coi trọng sự học và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” luôn được gìn giữ như một nét đẹp của dân tộc. Ngày xưa, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để cho con em đi học và cũng không có sẵn trường lớp như bây giờ. Vì thế, gia đình nào có điều kiện thường mời thầy đến nhà để thầy dạy cho hai, ba đứa con mình, giúp con em đọc được chữ, học vỡ nghĩa sách thánh hiền để làm cơ sở học cao hơn rồi thi thố, đỗ đạt mong được ra làm quan giúp dân, giúp nước. Cũng có người thầy từ bỏ chốn quan trường để về quê mở lớp dạy học cho con nhà nghèo và không ít học trò nghèo đã nghe lời thầy, hiếu học mà đỗ đạt thành danh. Vì thế, ngày xưa, chỉ có thầy mới thực sự là người có thể dạy chữ cho con em nhân dân, giúp cho con em họ thành người có ích cho xã hội. Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Cái nghĩa “Yêu thầy” ở đây cần hiểu đó là trọng thầy, trọng sự học chứ không phải mang cho thầy vàng bạc hay những giá trị vật chất gì. Trong xã hội xưa, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” được gắn với tính mô phạm, khuôn phép, nhân cách, đạo đức theo đúng lời dạy của đạo Nho. Vì thế, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò chứ không thể có bất cứ một yếu tố nào chi phối giá trị này. Muốn được học trò tôn kính, thầy phải giữ đúng chữ “đạo thầy”, thầy phải là biểu tượng của nhân cách cao đẹp, đạo đức chuẩn mực và tài trí hơn người. Có nghĩa là, thầy phải xứng là “khuôn vàng thước ngọc”. Còn nếu không có được những điều trên, thầy sẽ bị xã hội khinh rẻ, bị học trò coi thường. Về phía học trò, cũng phải giữ đúng “đạo học trò”, biết nghe lời thầy, biết chăm chỉ học tập và biết ứng xử cho phải đạo. Nếu phạm lỗi phải biết kính cẩn xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Chính vì vậy, trò vi phạm, nhất là phạm lỗi đạo đức, thầy trách phạt, thậm chí dùng roi đánh vào tay, vào lưng, thậm chí từ chối sự giáo dục để học trò nhận ra lỗi lầm của mình nhưng trò và gia đình không hề kêu ca, không hề trách mắng thầy vì họ đều nhận thức được rằng, có như vậy, bản thân mới nên người, mới cố gắng học hành để thành đạt. Khi gặp thầy, trò phải thực hiện những nghi lễ chào hỏi một cách cung kính, theo đúng lễ nghĩa đã được ghi chép trong các sách của Khổng Tử. Nếu không làm hoặc làm sai có nghĩa là không giữ đúng đạo làm trò. Không gì thay được nhân cách người thầy Trong xã hội ngày nay, người thầy vẫn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, dù là xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho bài giảng của thầy còn vai trò quan trọng vẫn là người thầy trên bục giảng, là phấn trắng, bảng đen. Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Thầy là người định hướng tri thức để học trò khám phá, tìm tòi tri thức. Vì thế, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn còn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học và những lời dạy của cha ông xưa vẫn không hề cũ đối với các thế hệ học trò. Tuy nhiên, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” ngày nay có phần thay đổi so với xưa kia. Ở xã hội ngày nay, khoảng cách giữa thầy và trò không cách xa như trước. Thầy và trò gần gũi, thân thiện hơn. Mối quan hệ giữa thầy và trò không còn bị chi phối bởi những giáo lý nghiêm ngặt như trong xã hội xưa mà có phần được giảm nhẹ, giản hóa những quy định về lễ nghĩa. Vì thế, học trò ngày nay thể hiện sự kính trọng thầy bằng nhiều cách khác nhau chứ không bó hẹp như xưa. Người thầy trong xã hội ngày nay vẫn phải là chuẩn mực của đạo đức, nhân cách và trí tuệ. Đặc biệt, khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ đạt được những thành tựu to lớn, khi thế giới bước vào thời đại công nghệ 4.0 thì người thầy phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để bắt kịp với thời đại, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu không, có thể thầy sẽ thua học trò và khi ấy, hình ảnh thầy trong tâm hồn học trò không còn thiêng liêng như trước nữa. Có thể nói, “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được của dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, thời nào, người thầy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Nói như Nhà giáo Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng, là biểu tượng thiêng liêng về đạo học và hình ảnh người thầy của dân tộc Việt Nam: “Ta chưa từng thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”.
Nghe đồn cty này ăn cháo đá bát, đổi trắng thay đen chặn tiền lương t13, lương OT dữ lắm, ae nào từng trải xin tí còm để né gấp ạ
Đây là 1 trong những công ty mà bạn không nên làm nhất ở Việt Nam, đặc biệt là các bạn mới. 1. Yêu cầu của mỗi job là extremely hard-work. Đi làm thuê ngày 8 tiếng, ko có lí do gì để extremely hard-work trong khi mức lương dưới mức trung bình so với mặt bằng chung. Bạn phải chú ý trước khi gia nhập công ty cần làm rõ điều này vì chính nó sẽ counter lại performance của bạn khi đánh giá tăng lương/thưởng BÌNH THƯỜNG mà ở công ty nào cũng có. Vậy nên bạn cần làm rõ với HR khi giờ làm việc phải fix trong schedule 8 tiếng 1 ngày, và phải thương lượng nếu làm việc ngoài giờ. 2. Công ty thực sự yêu cầu làm đa múi giờ US, EU và VN Để thỏa mãn yêu cầu này, gần như các bạn phải online trên 20 tiếng. Thực sự rất kiệt sức khi phải làm việc ngoài giờ, đặc biệt là ko có thưởng lương hay được tính OT giá gấp 3!!! Cái này thực sự bullshit và đang làm giảm giá trị công sức và con người của bạn. Hãy nói không với OT vì OT với công ty này gần như không ngừng nghỉ, và turnover rate (tỉ lệ nghỉ việc) của công ty này là cực kì cao. 3. Cần tách biệt kĩ năng research ra khỏi công việc đang làm Điều oái ăm công ty này là ko xây dựng 1 team R&D, nhưng ai cũng đang làm công việc R&D. Chính vì phần research 1 thứ vô định ko bao giờ làm thỏa mãn boss, và đây sẽ chính là yếu tố bạn bị trừ lương 1 cách không lí do. 4. Cần làm rõ công việc mình sẽ làm. Công ty rất nát, ok? 1 người làm customer service phải biết làm QA Testing. 1 người làm iOS phải biết đọc schematic, low-level programming code. Đây là hình thức tận dụng hết sức giá trị của con người bạn. Okay có thể nó phù hợp với môi trường startup, NHƯNG khi làm những thứ ko phải là sở trường, nó làm giảm rất lớn giá trị/performance chung và tất nhiên, evaluation của bạn sẽ cực kì thấp. 5. Ông Tâm luôn miệng yêu cầu bạn phải exceptional, passionate nhưng thực sự công việc tuyển dụng không yêu cầu cái này, và bạn cũng ko cần phải tài năng, hay khác biệt để làm việc. Nếu khác biệt, tài năng và đam mê thì bạn phải làm với 1 mức lương rất cao ít nhất là gấp 3 lần vì còn phải OT và chi phí rủi ro, chi phí cơ hội bạn mất đi khi vào công ty này. 6. Ông Tâm từng khẳng định ở công ty cũng như trên báo chí là thay vì thuê $1,000 cho người nước ngoài để làm 1 task, thì ở VN chỉ cần $30 trong vòng 3 ngày. Điều đó chứng minh quality của bạn tương đương với quality nước ngoài, nhưng bị trả thấp hơn 33 lần. Ngoài ra phải làm việc OT và đa múi giờ. 7. Hãy deal lương cực kì cao. Như đã đề cập ở trên, tỉ lệ CHO nghỉ việc của công ty này là cực kì cao. Vì vậy nên yêu cầu mức lương cao hơn so với thị trường để bồi thường chi phí rủi ro phát sinh khi làm cho công ty này, và chi phí cơ hội về dài hạn cho sự nghiệp phát triển nghề nghiệp của bạn vì rất có khả năng bạn sẽ bị cho nghỉ việc trong 1-3 tháng đầu tiên. Và cuối cùng, công ty thực sự không có culture and work ethics. Bạn có thể bị chửi như 1 *** ngay trong meeting với đồng nghiệp của mình, và đây là hình thức công ty gián tiếp down value của bạn thông qua lương và thưởng. 1 chiêu trò khá mất dạy nhưng khá thường xuyên xảy ra trong công ty. Tin tôi đi, bạn có thể kiếm 1 công ty product hoặc 1 công ty outsourcing có tuổi đời hơn 5 năm tại Việt Nam, và tôi khẳng định văn hóa và chuẩn mực của tất cả công ty như vậy trên Việt Nam đều hơn hẳn công ty này. Hãy luôn tin rằng bạn có giá trị nhiều hơn bạn nghĩ, và đấu tranh làm rõ công việc thực sự bạn phải làm khi ở trong công ty này.
Công ty nát, lương thấp. Dự án bị chảy máu. Tôi cảm giác như đây chỉ là chỗ rửa tiền. Làm ít nhưng chim chuột thì nhiều.
Earable mà lên Shark Tank VN thì đẹp mặt nhỉ. Công ty nên chuyển hướng làm từ thiện cho nhanh giàu.