Earable Vietnam

Earable Vietnam

Outsource
1-10
49-51 Street 30B, Tran Nao, Binh An Ward, District 2 District 2 Ho Chi Minh
2.7
198 reviews
Viết Review công ty Earable Vietnam

– Nhân và lễ: Nhân có thể đạt được qua Lễ, Lễ là hình thức biểu hiện của Nhân, thiếu Nhân thì Lễ chỉ là hình thức giả dối: “Người không có đức Nhân thì Lễ mà làm chi”. – Nhân và Nghĩa: Đúng lễ cũng là làm đúng nghĩa rồi. Nhân gắn liền với Nghĩa vì theo Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì phải làm, không mưu tính lợi của cá nhân mình. “Cách xử sự của người quân tử, không nhất định phải như vậy mới được, không nhất định như kia là được, cứ hợp nghĩa thì làm”, làm hết mình không thành thì thôi. Tư tưởng nhân ái của Khổng Tử có thể so sánh với tình bác ái của chúa Giê su và Đức phật. Nhưng ông khác 2 vị kia ở chỗ, trong tình cảm, có sự phân biệt tuỳ theo các mối quan hệ: trước hết là ruột thịt, sau đến thân, quen và xa hơn là người ngoài. – Nhân và Trí Trí trước hết là “biết người”. Có hiểu biết sáng suốt mới biết cách giúp người mà không làm hại cho người, cho mình: “Trí giả lợi Nhân”. Rõ ràng là người Nhân không phải là người ngu, không được để cho kẻ xấu lạm dụng lòng tốt của mình. Trí có lợi cho Nhân, cho nên khi Khổng Tử nói đến người Nhân – quân tử, bao giờ cũng chú trọng tới khả năng hiểu người, dùng người của họ. Phải sáng suốt mới biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét. – Nhân và Dũng Dũng là tính kiên cường, quả cảm, dám hy sinh cả bản thân mình vì nghĩa lớn. Khổng Tử khen Bá Di, Thúc Tê, thà chết đói chứ không thèm cộng tác với kẻ bất nhân, là người Nhân. Khổng Tử rất ghét những kẻ hữu Dũng bất Nhân, vì họ là nguyên nhân của loạn. Đạo của Khổng Tử không quá xa cách với đời. Nhân – Trí – Dũng là những phẩm chất cơ bản của người quân tử, là tiêu chuẩn của các nhà quản lý- cai trị. Tư tưởng đó của Khổng Tử được Hồ Chsi Minh kế thừa có chọn lọc và nó vẫn còn ảnh hưởng đối với sụ phát triển của xã hội hiện nay. Khổng Tử cũng mong phú quý, nhưng ông chỉ thừa nhận nó trở thành ích lợi cho xã hội khi nó “không trái với đạo lý” và phải đạt được bằng những phương tiện thích đáng. Khổng Tử khuyên các nhà cai trị không nên chỉ dựa vào lợi để ra quyết định quản lý: “nương tựa vào điều lợi mà làm hay là sinh ra nhiều điều oán” (Lý nhân, IV). Ông biết họ có nhiều ưu thế để tranh lợi với cấp dưới và những người lao động luôn phải chịu mức sống thấp hơn, cho nên, điều quan trọng đối với nhà quản lý là phải nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người và lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Chỉ như vậy xã hội mới có cái lợi dài lâu là môi trường chính trị – xã hội ổn định, các giai cấp hợp tác cùng làm ăn vì mục tiêu chung: kinh tế thịnh vượng, tinh thần tốt đẹp. Khổng Tử khuyên các nhà quản lý phải “khắc phục được tư dục”, không nên cầu lộc cho cá nhân mình, cứ chuyên tâm làm tốt công việc thì “bổng lộc tự khắc đến”. Làm cho dân giàu là mục tiêu đầu tiên, cơ bản của nhà quản lý”: đối với những người nông dân nghèo khổ đương thời, Khổng Tử biết lợi ích kinh tế là nhu cầu thiết yếu của họ, nên ông biết đạo Nhân sẽ khó thực hiện được khi quần chúng còn nghèo khổ: “Nghèo mà không oán là khó, giàu mà không kiêu là dễ” (Hiếu Vấn). Khổng Tử sang nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe, Khổng Tử nói: “Dân đông thay”, Nhiễm Hữu hỏi: “Đã đông rồi làm gì hơn nữa?”, Khổng Tử nói: “ Làm cho dân giàu”, Nhiễm Hữu hỏi: “ Đã giàu rồi, lại làm gì hơn nữa?”, Khổng Tử nói: “Giáo dục họ”. Tư tưởng “làm cho dân giàu”, “tiên phú, hậu giáo” là tư tưởng duy vật của Khổng Tử, được các học giả của Nho gia và Mắc gia sau này phát triển thêm. Nhưng những giá trị tư tưởng của Khổng Tử để lại cho hậu thế đã không bị mai một theo thời gian. Ngày nay, hệ thống học thuyết của Khổng Tử đã trở nên lạc hậu, trước hết là phần nội dung liên quan tới vấn đề thế giới quan, song nhiều triết lý của ông về đạo đức – đạo lý, giáo dục, cai trị – quản lý con người và xã hội… vẫn là những nguyên tắc và triết học chỉ đạo một số hoạt động. Ví dụ như: Khổng Tử nhấn mạnh tới quá trình tự tu dưỡng trong hoạt động quản lý: “tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ” (Đại học). Người Nhân thì phải hết lòng vì người, biết từ bụng ta suy ra bụng người: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Luận ngữ). Trong hoạt động kinh tế, không chỉ căn cứ vào lợi nhuận đơn thuần “Giàu sang là điều ai cũng muốn, nhưng nếu được giàu sang mà trái với đạo lý thì người quân tử không thèm”. Cứ làm việc tốt, phục vụ người tốt thì “bổng lộc tự khắc đến”.

Tôn Tử, là nhà quân sự lỗi lạc của Trung Quốc sống vào cuối thời Xuân Thu. Một trong những tác phẩm quan trọng nhất, đúc kết kinh nghiệm chiến trường, tư duy chiến tranh quân sự của Tôn Tử đấy chính là bộ Binh Pháp Tôn Tử. Binh Pháp Tôn Tử gồm 8000 chữ dài 13 thiên bàn về chiến lược, mưu lược chỉ huy tác chiến, hình thức tấn công và phòng thủ; về địa lí quân sự, trinh sát, gián điệp, cách dụ địch, hậu cần quân sự... Với lối tư duy tổng hợp biện chứng , Binh Pháp Tôn Tử đáp ứng nhu cầu tự thân của quá trình phát triển kinh tế và của phương pháp quản lý kinh tế xuyên suốt trong quá trình phát triển của loài người. Không chỉ đề cập riêng trong lĩnh vực quân sự, những mưu kế, chiến thuật, chiến lược riêng có, nội dung của Binh Pháp Tôn Tử là sự tổng hòa của các mối quan hệ yếu tố trong đời sống. Tinh hoa của binh pháp Tôn tử Trong Binh Pháp Tôn Tử có viết "chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước khô ng thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào 5 mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh". Quá trình này thông qua việc đánh giá, xem xét năm yếu tố: Đạo, Thiên, Địa, Tướng. Một là Đạo. Theo Tôn Tử, Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng sức. Có như vậy trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ nguy hiểm. Hai là Thiên. Binh pháp Tôn Tử: "Thiên là thiên thời, nói về ngày - đêm, trời râm - trời nắng, trời lạnh - trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết." Tức là luôn phải xem xét, cân nhắc hoàn cảnh bên ngoài. Ba là Địa. Trong Binh Pháp Tôn Tử có nói: "Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui." Bốn là Tướng. Binh pháp Tôn Tử cho rằng: "Tướng là tướng soái, nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng". Đây chính là những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Năm là Pháp. Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản. Áp dụng binh pháp tôn tử trong kinh doanh hiện đại Có nhiều học giả từ Đông sang Tây đã say sưa nghiên cứu Binh Pháp Tôn Tử cũng như ứng dụng của nó. Điều này cho thấy sức lan tỏa cũng như giá trị của Binh Pháp. Có thể kể tới nhà nghiên cứu Becky Sheetz-Runkle với tác phẩm The Art of War for Small Business (Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh). Trong cuốn sách Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh của mình, Becky Sheetz-Runkle đã chỉ ra những chiến thuật dành cho các lực lượng nhỏ hơn có thể sử dụng để chiến thắng đối phương mạnh hơn mình. Becky đã chỉ ra sự tương đồng giữa tư tưởng của Binh Pháp Tôn Tử và tư tưởng trong quản lý kinh tế. Trong kinh doanh, Đạo ám chỉ đạo đức. Người làm kinh doanh hay hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực gì đều phải có đức, không đặt yếu tố về lợi ích, tiền bạc lên trên lương tâm. Khi khởi nghiệp, dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, các nhà lãnh đạo không được chấp nhận thỏa hiệp và có thái độ không khoan nhượng với tất cả các hành vi đi ngược lại đạo đức công lý. Có như vậy, doanh nghiệp hay cửa hàng mới xây dựng được uy tín và thương hiệu trong xã hội, tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác và cả niềm hãnh diện cho nhân viên tương lai. Ngoài ra Đạo trong binh pháp Tôn Tử còn thể hiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, ở khả năng tận dụng người hiền tài. Trong công việc, nếu tìm được người có tinh thần làm việc cao, tư chất tốt cần phải được tận dụng để đội ngũ nhân viên vững mạnh. Từ lãnh đạo cho đến nhân viên đều phải đồng lòng, cùng chung mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành đơn vị hàng đầu trong thị trường thương mại điện tử, có như vậy đơn vị mới có thể phát triển. Nếu trên dưới xung đột, cấp trên nói cấp dưới không nghe, làm việc hời hợt cho đủ chỉ tiêu, chắc chắn sớm muộn, doanh nghiệp cũng bị gạch tên khỏi thương trường. "Thành công quan trọng là sắp đúng người đúng việc, đừng cố gắng dạy người khác hoàn hảo giống mình mà hãy thúc đẩy tiềm năng sẵn có của họ, phát huy tối đa khả năng của một nhân viên". Thiên ám chỉ thời thế, cơ hội, nhận được sự ủng hộ về nhiều mặt như nguồn cung cấp, nhu cầu thị trường, công nghệ. Các yếu tố ngoại cảnh mặc dù không mang tính quyết định nhưng sẽ tạo điều kiện để hoạt động của doanh nghiệp phát triển nhanh và mạnh hơn. Thậm chí nếu biết cách tận dụng, khả năng từ những "con người nhỏ bé", vươn vai thành "khổng lồ" không có gì là khó khăn. Vị trí thuận lợi, thương hiệu hiện tại hay những điều kiện thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, nhân công, thị trường chính là "Địa lợi" trong kinh doanh. Trong kinh doanh, nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, hiểu rõ thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh. Một người lãnh đạo phải thực sự tài giỏi mới có thể làm cho nhân viên nể trọng, trấn an nhân lực và hướng họ tới mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, vị "Tướng" của doanh nghiệp trong thị trường online cần biết cách tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình vận hành đơn vị trên thị trường ảo, tìm cách khuyến khích động viên cho bộ máy hoạt động. Một lời động viên, hỏi thăm của lãnh đạo cao nhất khi nhân viên gặp khó khăn, không chỉ trong công việc, có tác động rất lớn đối với mọi người. Cuốn "Tôn Tử Binh Pháp" ra đời cách đây hơn 2500 năm dạy cho các tướng lĩnh cách cầm quân đánh thắng đối phương, là cuốn "sách giáo khoa" không thể thiếu của các nhà quân sự Trung Quốc xưa. Kế thừa những tinh hoa đó, Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh của Becky Sheetz-Runkle là cuốn cẩm nang của các nhà doanh nghiệp và thương nhân dùng để chỉ đạo kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường.

Ở giai đoạn này, mục tiêu của công ty là chứng minh được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Để làm được điều này sẽ bao gồm 2 phần. Đầu tiên là phải có khả năng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Thứ hai là phải thỏa mãn được được nhu cầu của thị trường về mặt chất lượng và trải nghiệm người dùng; và Earable nhắm vào một trong những thị trường khó tính nhất: thị trường Mỹ. Theo kế hoạch, tháng 8 sản phẩm sẽ được ra mắt ở thị trường Mỹ và sẽ đến tay người dùng vào quý 4 năm 2022. Sau khi soft-launch, anh đánh giá thế nào về nhu cầu của sản phẩm này ở thị trường Việt Nam? Sức mua ở những sản phẩm chăm sóc sức khỏe như thế này tại Việt Nam là rất lớn. Khi đánh giá về thị trường, chúng tôi nhìn vào 3 yếu tố: thứ nhất là sức mua của người dùng dựa vào mức thu nhập; thứ hai là nhu cầu chăm sóc sức khỏe; và điểm thứ 3 là mức độ hiểu biết của người tiêu dùng. Khi Earable đánh giá cả 3 yếu tố kể trên, kết quả cho thấy thị trường Mỹ là lớn nhất, sau đó là Đức, rồi đến Anh và Nhật. Thị trường Việt Nam chỉ bằng 1/100 của Mỹ nhưng vẫn rất lớn. Ngay sau khi launch tại Mỹ, chúng tôi sẽ đánh giá và có những chiến lược cụ thể để đưa sản phẩm đến tay người dùng trong nước trong thời gian sớm nhất. Trong nhiều lần trả lời phỏng vấn, khi chia sẻ lời khuyên với các bạn trẻ về nhân tố quan trọng để thành công, anh luôn nhấn mạnh là chăm chỉ là điều quan trọng. Vì sao anh lại luôn nhấn mạnh chăm chỉ mà không phải là tài năng, thông minh? Chăm chỉ hay tận tâm (Devoted) là một trong 5 giá trị cốt lõi (5-D) mà bản thân mình và sau này là Earable luôn cố gắng phát huy. Xuất phát từ kinh nghiệm và cũng là trải nghiệm thực tế của cá nhân, mình luôn cho rằng, đối với những người làm việc trí óc thì hiệu suất của làm việc 2 tiếng rồi nghỉ rồi lại làm việc 2 tiếng nữa luôn luôn nhỏ hơn hiệu suất của một người làm việc 4 tiếng liên tục. Càng làm những việc cần tư duy hay sáng tạo, thì càng cần phải tạo ra và kết nối những "điểm chấm" kiến thức. Quá trình tập hợp những điểm chấm kiến thức này đòi hỏi nhiều thời gian và quyết tâm. Một công thức để sáng tạo ra kiến thức hoặc công nghệ mới là: Bước 1, thu thập và làm chủ kiến thức (điểm chấm); Bước 2: Kết nối những kiến thức theo nhiều cách khác nhau để làm ra cái mới. Việc làm liên tục và tập trung trong nhiều giờ sẽ giúp tăng cường gắn kết và nhanh chóng tạo ra kết quả cho hai bước nói trên. Bởi cách làm việc tập trung như vậy sẽ tránh lãng phí thời gian vào việc khởi động lại những luồng suy nghĩ còn dang dở hay gợi nhớ lại những "điểm chấm" kiến thức. Dù vậy, theo mình, cách làm này cũng cần được chọn lọc để tránh phản tác dụng bởi nó chỉ phù hợp cho những công việc khó đòi hỏi hoạt động trí óc nhiều. Ngoài Devoted nói trên, mình và Earable cũng luôn đề cao, khuyến khích các thành viên hướng đến cũng như phát huy giá trị của sự khác biệt (Different), tính quyết liệt (Drastic), sự năng động (Dynamic) và khả năng chú ý đến chi tiết (Detailed) không chỉ nội tại mỗi cá nhân mà còn trong cả tập thể. Chúng mình thường gọi tắt những giá trị này là 5-D. Hi vọng rằng, tới đây Earable sẽ đón nhận thêm nhiều nhân tài cùng chia sẻ giá trị cốt lõi 5-D như vậy, và có chung đam mê, tầm nhìn để cùng Earable hiện thức hóa giấc mơ đem đến sản phẩm tai nghe thông minh của người Việt chăm sóc giấc ngủ và não bộ của hàng tỷ người trên thế giới.

Tôn Tử, là nhà quân sự lỗi lạc của Trung Quốc sống vào cuối thời Xuân Thu. Một trong những tác phẩm quan trọng nhất, đúc kết kinh nghiệm chiến trường, tư duy chiến tranh quân sự của Tôn Tử đấy chính là bộ Binh Pháp Tôn Tử. Binh Pháp Tôn Tử gồm 8000 chữ dài 13 thiên bàn về chiến lược, mưu lược chỉ huy tác chiến, hình thức tấn công và phòng thủ; về địa lí quân sự, trinh sát, gián điệp, cách dụ địch, hậu cần quân sự... Với lối tư duy tổng hợp biện chứng , Binh Pháp Tôn Tử đáp ứng nhu cầu tự thân của quá trình phát triển kinh tế và của phương pháp quản lý kinh tế xuyên suốt trong quá trình phát triển của loài người. Không chỉ đề cập riêng trong lĩnh vực quân sự, những mưu kế, chiến thuật, chiến lược riêng có, nội dung của Binh Pháp Tôn Tử là sự tổng hòa của các mối quan hệ yếu tố trong đời sống. Tinh hoa của binh pháp Tôn tử Trong Binh Pháp Tôn Tử có viết "chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước khô ng thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào 5 mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh". Quá trình này thông qua việc đánh giá, xem xét năm yếu tố: Đạo, Thiên, Địa, Tướng. Một là Đạo. Theo Tôn Tử, Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng sức. Có như vậy trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ nguy hiểm. Hai là Thiên. Binh pháp Tôn Tử: "Thiên là thiên thời, nói về ngày - đêm, trời râm - trời nắng, trời lạnh - trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết." Tức là luôn phải xem xét, cân nhắc hoàn cảnh bên ngoài. Ba là Địa. Trong Binh Pháp Tôn Tử có nói: "Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui." Bốn là Tướng. Binh pháp Tôn Tử cho rằng: "Tướng là tướng soái, nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng". Đây chính là những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Năm là Pháp. Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản. Áp dụng binh pháp tôn tử trong kinh doanh hiện đại Có nhiều học giả từ Đông sang Tây đã say sưa nghiên cứu Binh Pháp Tôn Tử cũng như ứng dụng của nó. Điều này cho thấy sức lan tỏa cũng như giá trị của Binh Pháp. Có thể kể tới nhà nghiên cứu Becky Sheetz-Runkle với tác phẩm The Art of War for Small Business (Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh). Trong cuốn sách Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh của mình, Becky Sheetz-Runkle đã chỉ ra những chiến thuật dành cho các lực lượng nhỏ hơn có thể sử dụng để chiến thắng đối phương mạnh hơn mình. Becky đã chỉ ra sự tương đồng giữa tư tưởng của Binh Pháp Tôn Tử và tư tưởng trong quản lý kinh tế. Trong kinh doanh, Đạo ám chỉ đạo đức. Người làm kinh doanh hay hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực gì đều phải có đức, không đặt yếu tố về lợi ích, tiền bạc lên trên lương tâm. Khi khởi nghiệp, dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, các nhà lãnh đạo không được chấp nhận thỏa hiệp và có thái độ không khoan nhượng với tất cả các hành vi đi ngược lại đạo đức công lý. Có như vậy, doanh nghiệp hay cửa hàng mới xây dựng được uy tín và thương hiệu trong xã hội, tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác và cả niềm hãnh diện cho nhân viên tương lai. Ngoài ra Đạo trong binh pháp Tôn Tử còn thể hiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, ở khả năng tận dụng người hiền tài. Trong công việc, nếu tìm được người có tinh thần làm việc cao, tư chất tốt cần phải được tận dụng để đội ngũ nhân viên vững mạnh. Từ lãnh đạo cho đến nhân viên đều phải đồng lòng, cùng chung mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành đơn vị hàng đầu trong thị trường thương mại điện tử, có như vậy đơn vị mới có thể phát triển. Nếu trên dưới xung đột, cấp trên nói cấp dưới không nghe, làm việc hời hợt cho đủ chỉ tiêu, chắc chắn sớm muộn, doanh nghiệp cũng bị gạch tên khỏi thương trường. "Thành công quan trọng là sắp đúng người đúng việc, đừng cố gắng dạy người khác hoàn hảo giống mình mà hãy thúc đẩy tiềm năng sẵn có của họ, phát huy tối đa khả năng của một nhân viên". Thiên ám chỉ thời thế, cơ hội, nhận được sự ủng hộ về nhiều mặt như nguồn cung cấp, nhu cầu thị trường, công nghệ. Các yếu tố ngoại cảnh mặc dù không mang tính quyết định nhưng sẽ tạo điều kiện để hoạt động của doanh nghiệp phát triển nhanh và mạnh hơn. Thậm chí nếu biết cách tận dụng, khả năng từ những "con người nhỏ bé", vươn vai thành "khổng lồ" không có gì là khó khăn. Vị trí thuận lợi, thương hiệu hiện tại hay những điều kiện thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, nhân công, thị trường chính là "Địa lợi" trong kinh doanh. Trong kinh doanh, nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, hiểu rõ thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh. Một người lãnh đạo phải thực sự tài giỏi mới có thể làm cho nhân viên nể trọng, trấn an nhân lực và hướng họ tới mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, vị "Tướng" của doanh nghiệp trong thị trường online cần biết cách tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình vận hành đơn vị trên thị trường ảo, tìm cách khuyến khích động viên cho bộ máy hoạt động. Một lời động viên, hỏi thăm của lãnh đạo cao nhất khi nhân viên gặp khó khăn, không chỉ trong công việc, có tác động rất lớn đối với mọi người. Cuốn "Tôn Tử Binh Pháp" ra đời cách đây hơn 2500 năm dạy cho các tướng lĩnh cách cầm quân đánh thắng đối phương, là cuốn "sách giáo khoa" không thể thiếu của các nhà quân sự Trung Quốc xưa. Kế thừa những tinh hoa đó, Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh của Becky Sheetz-Runkle là cuốn cẩm nang của các nhà doanh nghiệp và thương nhân dùng để chỉ đạo kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường.

Toàn bài seeding, bà con cô bác tự chọn lọc mà đọc cho kỹ nhé :v

Đệch con mợ nó lúc nào cũng có thằng lên bưng bô nhỉ. Chất lượng cty như thế nào thì ai nhìn cũng đã rõ. Nói nhiều làm cl gì nhỉ

Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn NextTech và sáng lập quỹ đầu tư khởi nghiệp Next100.vc cũng cho biết: “Đã từng trải qua và thông cảm với nỗi đau chung với các Startup công nghệ trong khâu bán hàng, với vai trò là nhà đầu tư chiến lược - NextPay không chỉ hỗ trợ về nguồn vốn mà còn làm cầu nối giúp HrOnline có cơ hội tiếp cận với mạng lưới hàng trăm ngàn SME trên toàn quốc trong Hệ sinh thái của Tập đoàn NextTech, đồng thời thúc đẩy, mở rộng thị trường của HrOnline thông qua hàng nghìn chuyên viên tư vấn chuyển đổi số NextPay. Cùng nhau hướng đến mục tiêu Chuyển Đổi Số toàn diện cho 1 triệu doanh nghiệp vừa - nhỏ”.

Earable sẽ dẫn đầu công nghệ tại Việt Nam. Các bạn cứ tin tôi đi

Nhiều bạn đến phỏng vấn từng vỗ ngực nói với tôi rằng: "Em tự tin có thừa khả năng ngồi vào ghế Giám đốc kinh doanh của công ty". Có hai khía cạnh quan trọng nhất của một ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ luôn chú ý tới, đó là: trình độ (kỹ năng) và thái độ. Với tôi, thái độ luôn quan trọng hơn trình độ. Bởi với những bạn sinh viên mới ra trường, được đào tạo bải bản chung một chương trình giáo dục, khoảng cách về trình độ gần như không quá khác biệt. Ngay cả với những bạn năng lực đuối hơn một chút, quá trình làm việc thực tế, nếu biết tích lũy kinh nghiệm, tôi tin họ cũng sẽ sớm bắt kịp, thậm chí vượt lên so với những người có nền tảng xuất phát tốt hơn. Trong khi đó, thái độ là thứ gắn với bản tính của mỗi con người, nó được hình thành trong suốt quá trình lớn lên và phát triển của người đó từ khi được sinh ra. Do vậy, đây là yếu tố rất khó để thay đổi. Nói cách khác, năng lực yếu bạn có thể bổ sung, nhưng thái độ kém thì không dễ sửa chút nào. Trong suốt quá trình phỏng vấn hàng trăm ứng viên, tôi nhận thấy càng ngày càng có rất nhiều bạn trẻ tự tin về khả năng của bản thân mình. Họ đến phỏng vấn với phong thái không chút lo sợ gì, thoải mái phô diễn hết kỹ năng của bản thân và thẳng thắn bày tỏ yêu cầu, nguyện vọng muốn được nhà tuyển dụng đáp ứng. Xét về một phương diện nào đó, đây là điều tốt. Tôi luôn tôn trọng các bạn trẻ hiểu rõ về bản thân và dám bày tỏ chính kiến, mục đích của bản thân mình. Bạn hoàn toàn có quyền tự hào về những thành tích mình đạt được, những kỹ năng mà mình có, nhưng nên thể hiện một cách khiêm tốn thay vì cố phủ đầu nhà tuyển dụng như một cái cớ để đòi hỏi quyền lợi sau này. Có nhiều bạn trẻ đến phỏng vấn từng vỗ ngực nói với tôi rằng: "Với trình độ đang có, em tự tin có thừa khả năng ngồi vào ghế Giám đốc kinh doanh của công ty". Có bạn khác lại tuyên bố với giọng đầy hào sảng: "Tôi nghỉ việc ở công ty cũ vì trưởng phòng ở đó chuyên môn quá kém, không đủ khả năng lãnh đạo tôi"... Và đương nhiên, tôi gạch tên các ứng viên này ngay lập tức dù bảng thành tích của họ có thể dài cả trang A4. Thay vào đó, bạn có thể nói rằng: "Tôi không dám nói mình là người giỏi nhất, nhưng tôi luôn cố gắng hết sức và đến nay khả năng đã được công nhận bằng các thành tích..."; hay "Tôi nghĩ rằng tổ chức cũ đã không có sự công nhận xứng đáng với những đóng góp của tôi, nên muốn tìm một môi trường mới để bản thân có thể phát huy được hết năng lực và được ghi nhận"... Không gì sáng suốt bằng việc bạn nói đúng sự thật và khiêm tốn. Bạn không phải chứng tỏ mình là siêu nhân mà hãy cho thấy mình là một ứng viên phù hợp nhất để được nhận vào làm việc. Nói thêm về quan điểm cho rằng "chúng ta đi tìm việc chứ không phải xin xỏ để được nhận vào làm việc", tôi cho rằng có ý đúng mà cũng có ý chưa phù hợp. Nên nhớ, khi bạn đi xin việc nghĩa là bản thân chứ đủ khả năng (kiến thức hoặc tài chính) để tự ra làm chủ. Tức là, bạn đang kiếm việc làm thuê, phải dựa vào một doanh nghiệp, tổ chức. Họ là chủ, là người trả lương cho bạn và giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm, bổ sung những thiếu sót để hoàn thiện mình trong tương lai. Nếu là một người có trước có sau, tôi tin bạn sẽ thấy đó là một sự giúp đỡ không nhỏ và chẳng có lý do gì để bạn đòi công bằng ngang hàng với các ông chủ. Do đó, khi là một ứng viên tìm việc, hãy biết cả ơn nếu ai đó cho bạn một cơ hội, một công việc để thể hiện mình. Họ có thể lấy đi sức lao động của bạn nhưng sẽ cho lại bạn nhiều thứ hơn là tiền lương. Rất ít người sinh ra đã là ông chủ, phần lớn đều đi lên từ vị trí nhân viên học việc. Hãy quý trọng từng cơ hội thuở ban đầu đó, bới nó có thể sẽ là bàn đạp để bạn tỏa sáng trong tương lai. Tôi cho rằng người lao động và nhà tuyển dụng vẫn tồn tại mối quan hệ xin - cho, nhưng không phải xin xỏ theo nghĩa tiêu cực. Ở đây, người lao động xin một công việc ưng ý và nhà tuyển dụng cho bạn cơ hội đó. Ngược lại, nhà tuyển dụng cần một tài năng và bạn sẽ cho họ thấy những đóng góp của mình và nhận lại một phần thưởng xứng đáng. Nếu coi đây là mối quan hệ mua - bán, bạn càng cần nhớ rằng, những bạn hàng lâu năm luôn phải tồn tại sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau chứ không có bên nào lấn lướt bên nào. Điều cuối cùng, tôi muốn nhắn gửi tới các bạn trẻ đang trên con đường tìm kiếm một công việc mơ ước, đừng vội nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ sẵn lòng chỉ ra cho bạn những điều bạn thiếu sot, cần sửa chữa. Nhiệm vụ của họ là "đãi cát tìm vàng", và nếu bạn không đáp ứng đủ các yêu cầu của họ, tên bạn sẽ bị gạt khỏi danh sách. Bạn sẽ chẳng thể đòi hỏi gì thêm khi ngay cả đến cơ hội chứng minh năng lực bản thân cũng không có được. Hãy là một nhân viên thông minh.

Khi tuyển dụng, tôi chỉ trả lương ở mức sàn của từng vị trí, sau vài tháng chứng minh năng lực, nhân viên mới được xác định mức đãi ngộ. Đi làm chính là làm trước hưởng sau. Không có chỗ nào trả lương đầu tháng cho bạn cả. Bạn không tỏ ra xứng đáng, ai trả cho bạn lương cao, vị trí làm việc tốt? Không ai trả lương cho một người chưa chứng tỏ được họ xứng đáng với số tiền đó. Tôi có biết một doanh nghiệp tuyển người theo kiểu quen biết giới thiệu. Ai nấy đều có CV khủng, được trả ngay lương cao ngất. Thế nhưng, mấy người chỗ đó đều làm việc nửa vời. Sau năm, sáu tháng, họ kiếm lý do rồi "chuồn", bỏ lại một đống lộn xộn. Doanh nghiệp ấy giờ đã phá sản. Với doanh nghiệp của tôi (dù quy mô cũng nhỏ, không phải là doanh nghiệp sản xuất), khi tuyển người, trước hết tôi chỉ trả lương ở mức sàn vị trí, đồng thời tôi giao việc để họ minh chứng và nói rõ: nếu đạt được thành quả cụ thể, công ty sẽ thưởng nóng. Nếu họ làm tốt, thu nhập tháng đó chắc chắn không hề thấp. Thử thá ch như vậy tổi thiểu hai tháng, tôi sẽ bắt đầu xác định mức lương và chế độ đãi ngộ thực tế của mỗi người. Mọi việc này, tôi đều nói rõ ngay khi phỏng vấn tuyển dụng. Doanh nghiệp đàng hoàng ở chỗ rõ ràng và làm đúng cam kết. Việc căn cứ vào niềm tin để trả lương cho nhân viên từ đầu, đến khi người đó không đạt được niềm tin của bạn, liệu họ có trả lại phần lương đã nhận, hay chủ động xin giảm lương không? Không thể nói "trả sao làm vậy" vì năng lực của bạn đâu phải là vô biên. Nếu tôi trả luôn cho bạn 200 triệu/ tháng ngay từ đầu và bắt bạn phải làm được khối lượng công việc tương xứng với mức lương ấy, liệu bạn có làm được không? Do đó, muốn có lương cao, các bạn nên chứng minh năng lực trong vài tháng trước khi đàm phán lại. Nếu đúng là người có tài, đa số chủ doanh nghiệp sẽ không bao giờ bỏ phí bạn. Từ "cống hiến" theo tôi chỉ phù hợp sau khoảng vài năm làm việc cật lực. Trước kia, khi tôi đi làm thuê, cũng làm việc hết sức, nhưng chẳng dám nói là cống hiến. Thực ra, những người làm được việc nhưng không được đãi ngộ xứng đáng chỉ là thiểu số. Rất nhiều người đang nhầm lẫn khi đánh đồng người làm việc cặm cụi nhưng sai phương pháp, chỉ đâu đánh đấy, làm nhiều việc nhưng toàn việc chẳng đâu vào đâu, với người làm việc chủ động, biết sắp xếp, tính toán công việc một cách thông minh. Với người biết chủ động làm việc, sếp chỉ cần giao đầu việc, tiêu chí là xong. Thông thường, những người này, cứ sau một việc họ lại tích lũy thêm được nhiều kiến thức và nhanh chóng vươn lên hoặc tách ra làm riêng. Các chủ doanh nghiệp thường thích dùng họ, tạo điều kiện cho họ vì đơn giản là đó là nhân tố giúp kiếm tiền cho ông chủ. Nếu là một chủ doanh nghiệp tốt, họ sẽ cân bằng giữa lợi nhuận thu về và chi phí để trả lương, thưởng cho những nhân viên làm tốt. Ngược lại, nếu không có chế độ đãi ngộ phù hợp, những nhân viên giỏi sẽ tích lũy và sớm ra đi. Nếu bạn mãi chỉ sợ cống hiến nhầm thì bạn sẽ luôn đến đích chậm. Ngay cả khi có mất vài năm cống hiến nhầm, bạn vẫn sẽ tích lũy được đủ mọi kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ và có thể là cả danh tiếng cá nhân. Nghèo thì lâu, nhưng giàu chẳng mấy. Không ai tách rời được quá trình làm việc và trau dồi kỹ năng, kiến thức cả. Chẳng có kiến thức hay kỹ năng nào chỉ từ sách vở và cóp nhặt suông từ người khác mà có. Do đó, làm việc hết mình mới là thước đo chính xác nhất cho việc bạn xứng đáng được trả công thế nào.