Trích bài viết của bác Trang Tử Truyện kể rằng, 1 lần Trang Tử có việc phải lên kinh thành, đi cùng 1 đoàn người đi buôn. Ngày nghỉ đêm đi, cứ thế chả mấy chốc mà cũng quá nửa chặng đường. Trong đêm tối, đoàn người thắp đuốc mà đi, thỉnh thoảng cũng nói chuyện vài câu cho nó xua tan đi cái u ám của đất trời. Đến khi đi qua 1 ngôi nhà ven đường nọ thì đoàn người dừng chân nghỉ ngơi. Tự nhiên trong nhà tiếng cầy sủa ăng ẳng. Trang Tử mới nhủ thầm: - Tiên sư cha mày chứ, việc ông ông đi, liên quan gì đến mày mà mày sủa nhặng xị cả lên. Đúng là ng* như cầy, không liên quan gì đến mình mà cũng sủa nhặng cả lên. Suốt đời làm cẩu ăn cơm thừa canh cặn thôi cẩu ạ. Nghỉ ngơi xong đoàn người lại lên đường đi tiếp về hướng kinh thành. Đi nhiều phải nghỉ, đoàn người dừng lại dưới 1 gốc cây, ngả lưng sau cả 1 ngày đường vất vả. Trong cơn mê, Trang Tử mơ mình là con cẩu. Cũng lại có 1 đoàn người đi qua cái ngôi nhà nọ, bọn người nó cứ nhìn soi mói vào Trang Tử. Trang Tử nhủ : - T iên sư cha bọn mày chứ, đi thì cứ đi, sao mà phải nhìn ông làm cái gì ? Ông là cầy đấy, có cái gì lạ mà bọn mày phải nhìn như chưa bao giờ được nhìn thế ? Đi thì bọn mày cứ đi đi, việc gì phải nhìn tao? Giật mình Trang Tử tỉnh giấc, mồ hôi ướt đầm áo. Trang Tử băn khoăn tự nhủ trong cái giấc mơ kia thì cẩu mơ thành người hay là người mơ thành cẩu. —— Bất kỳ người “lữ hành” nào trên con đường đi đến hạnh phúc, thỉnh thoảng cũng phải bị “giật mình” vì tiếng chó sủa. Song, mục tiêu vẫn không đổi, tiếng chó sủa cũng chẳng làm trở ngại gì. Nếu chúng ta có niềm tin, thời gian sau chúng ta sẽ không còn thấy có gì là phiền toái nữa. Nói chung, danh thơm và tiếng xấu là cặp thăng trầm khác mà ta phải đối phó hàng ngày, nói gì là người nổi tiếng. Danh thơm, chúng ta hoan hỷ đón mừng. Tiếng xấu thì chúng ta không thích. Danh thơm làm phấn khởi tinh thần. Tiếng xấu làm cho ta phiền muộn. Vậy chúng ta có cần chạy theo danh thơm tiếng tốt? Không cần, vì nếu ta xứng đáng ắt nó sẽ tự tìm đến. Khi hoa đượm mật đầy đủ thì ong, bướm sẽ đến. Hoa không cần mời ong, hay mời bướm. Lúc trèo núi, ta càng lên cao, người đứng dưới chân núi càng để ý đến ta và càng thấy ta nhỏ hơn. Họ chỉ thấy phía sau lưng, không thấy phía trước vì họ không ở vị trí của ta, trong khi ta chỉ thấy phía trước. Chưa kể, có những kẻ “ghen ăn tức ở” cứ thích “chọc ngoáy” sau ta nữa… Chính vì thế, chúng ta đừng có bận tâm, hãy nhìn đến mục tiêu của chúng ta, đó là leo lên đỉnh núi.Con đường ở phía trước!!!