Đôi vợ chồng Giang - Thắng là chủ của thương hiệu sách Đông A và nhà sách Cá Chép (1 con ngoài HN đã hóa rồng, còn 2 con ở SG thôi). Hai vợ chồng người Bắc ưa nịnh, làm việc cảm tính, không có chiến lược lâu dài. Sếp anh thì mơ mộng thích làm những bản thảo không có tiềm năng thương mại, thở ra là art, là nghệ thuật mĩ thuật các thứ xa vời thị hiếu người đọc. Anh cầm cương dòng sách đặc biệt chừa lề tỉ lệ vàng thênh thang làm đội số trang lên với bìa quét nhũ vàng nhũ bạc rồi đem bán bạc triệu cho các con nhang đệ tử. Sếp chị thì ôm ấp giấc mơ bá chủ dòng sách thiếu nhi nhưng mua các tựa trẻ con coi hình không thích người lớn nhìn giá không muốn chi. Điểm chung của hai anh chị là thích vẻ đẹp của cuốn sách, ý niệm về sách vở chứ không phải nội dung bên trong. Công ty sách nhưng không có tổng biên tập rà soát chất lượng bản thảo, các BTV muốn làm sao thì làm miễn ra được sách và không bị bạn bè của sếp bắt lỗi là được. Đội BTV cà lơ phất phơ, đội hình có 4 mống nhưng cũng chia ra hai ban: ban làm việc cật lực gồm 3 người và ban ở không gồm cô Thu. Cô Thu là một nhân vật cả công ty ai nhìn cũng lắc đầu, cô khiến thiên hạ cảm thán rằng cái nết đánh chết queo cái đẹp là có thật, sẽ kể bên dưới. Ban làm việc cày sâu cuốc bẫm cả năm, cuối năm sếp mời trưởng ban và cô Thu qua khen thưởng nhân viên xuất sắc, còn BTV quèn thì không được gì còn bị giảm lương tháng 13. Công ty đóng BHXH luồn lách, nhân viên làm trên 14 ngày/tháng cũng không đóng, không hoàn tiền phép theo luật khi nhân viên nghỉ, tranh thủ cắt xén lương thưởng khi nhân viên nghỉ; có trợ cấp cơm trưa hoặc phụ cấp 15k/ngày làm việc ở công ty, hôm nào nhân viên làm ở nhà thì không phát khoản này. Trong mùa dịch, công ty chậm phát lương 2 tháng và không thèm thông báo cho nhân viên biết, có người cần lương để trả tiền nhà phải đi xin sếp chị và bị hoạnh họe đủ thứ. Mỗi năm nhân viên phải ứng trên dưới 100k x 5 đợt mua quà mua hoa chúc mừng sinh nhật sếp anh, sếp chị, quốc tế phụ nữ, phụ nữ việt nam, sinh nhật công ty. Sếp chị dù chỉ thích một món lan hồ điệp, nếu được tặng món khác sẽ bớt cười nhưng cũng chảy nước mắt cảm động bất ngờ. Tiếp theo sẽ kể về cô Thu, nữ quái phòng biên tập. Cô vào làm dưới trướng một anh chàng bê bối và liên tục chửi rủa mạt sát anh này, 6 tháng sau đó (bằng thủ đoạn đê hèn) cô hất cẳng và ngồi vào chỗ anh. Sau 6 tháng tại vị để gây dựng lòng tin nơi sếp anh chị thì cô chuyển sang mode ngồi chơi xơi nước lãnh lương, từ đó đến nay cũng tròm trèm 3,5 năm. Cô đi trễ về sớm, 8h làm 9h cô vào ăn xúp ăn bánh tới 10h30 rồi ngồi bôi lotion dưỡng da và xem phim Tàu đến 12h nghỉ tay ăn cơm; đến 12h30 mọi người nghỉ trưa thì cô gõ bàn phím cộc cộc lủng đầu thiên hạ (cái nết của cô không gõ thì thôi gõ là phải rầm rầm rầm) không cho ai ngủ nghê; đến chiều cô ngồi ợ tới ợ lui vang vọng cả phòng. Cá biệt có khoảng thời gian cô bận viết luận văn thạc sĩ thì cô ôm máy tính lên làm trên công ty luôn. Cô cũng thường xuyên làm (biếng) ở nhà. Bản thảo thì cô mặc kệ không thèm biên tập, chỉ co chữ cho sát rạt rồi thảy đi đọc bông và in rào rào, sếp chị phù phiếm hễ thấy bản thảo ra là vui mừng nhảy cẫng lên nào biết sách gớm không thể tả. Lúc nào có lỗi bị phát hiện thì cô Thu hoặc tỉnh bơ nói là "em thấy rồi mà em không thèm sửa" hoặc mặt dày kêu "để đó đi tái bản sửa", tuy nhiên thường thấy nhất là cô đổ lỗi (biên tập) cho người dịch/người đọc bông. Cô là BTV nhưng không giao du, thậm chí còn dằn hắt nặng nhẹ xúc phạm các BTV khác trong công việc, dằn mâm xắn chén chế bản và thiết kế, không coi ai ra gì, chỉ đi nịnh nọt anh họa sĩ vẽ bìa vì còn nhờ cậy anh. Cô ngồi ở phòng biên tập nhưng cạch mặt mọi người trong phòng và đon đả nói cười với mấy đứa phòng MKT để liên thủ ăn chặn bản thảo mới mua về rồi chia nhau ra dịch (hạch), còn CTV dịch chất lượng cô xếp xó, đến nỗi CTV lâu năm cũng biết tiếng là cô này có vấn đề. Cô Thu miệng nói là sợ dơ, hay chê thiên hạ ở dơ ở bẩn, ai ngồi vào cái ghế trống cạnh cô là cô lấy cồn xịt tới tấp như khử trùng xác chết dù người ta chưa ra khỏi phòng; cô không bao giờ vô nhà vệ sinh trong công ty vì cô chê bẩn thỉu; cô không dám rờ vô cái tay nắm cửa vì gớm ghiếc tởm lợm. Song, cô bận một bộ đồ hai ngày, nếu vướng nghỉ cuối tuần thì qua tuần sau cô vẫn bận lại; cô xỉa răng rồi để tăm cả đống trên bàn; cô để rác sau khi ăn uống cả đống dưới chân, hễ đổ thì xịt cồn lau cho lên quằn lên quện; cô cầm tờ giấy đen thùi bẩn thỉu ịn vào mở tay nắm cửa rồi tái sử dụng cả năm trời. Vâng, một người bê bối từ công việc tới tác phong như cô mà tồn tại bấy lâu ở công ty này thì ai cũng hiểu bộ sậu công ty thế nào. Tóm lại, mặc dù ngành xuất bản và nghề biên tập sách ít khi có việc làm tốt nếu không có quen biết, nhưng nếu chưa cùng đường thì đừng ai vào đây làm. Ở nơi này không hề có một chút triển vọng nào cho việc phát triển bản thân.